Nêu ý nghĩa công dương và công âm. Cho ví dụ
Bài 33: Công và công suất
Câu 2 (trang 159 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu ý nghĩa công dương và công âm. Cho ví dụ.
Lời giải:
* Công dương là công phát động, nếu lực tác dụng lên vật chỉ thực hiện công dương thì vận tốc vật tăng.
* Công âm là công cản.
- Nếu lực tác dụng lên vật chỉ thực hiện công âm thì vận tốc vật giảm.
- Nếu lực tác dụng lên vật thực hiện công dương bằng độ lớn của công âm thì vận tốc vật không đổi.
Ví dụ: kéo một vật trên mặt phẳng nằm ngang:
- Công của lực kéo là công dương – công phát động.
- Công của lực ma sát là công âm – công cản.
- Công của trọng lực của mặt sàn là bằng không.