X

Giải bài tập Vật Lí lớp 10 nâng cao

Giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 3: Tĩnh học vật rắn


Giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 3: Tĩnh học vật rắn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 3: Tĩnh học vật rắn hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 10 nâng cao giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 10.

Giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 3: Tĩnh học vật rắn

Giải Vật Lí 10 nâng cao Bài 26: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm

Câu c1 (trang 119 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nếu dây treo vật rắn ở hình 26.4 không thẳng đứng thì vật có cân bằng không? Hãy lí giải rõ?

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Lời giải:

Nếu dây treo vật không thẳng đứng thì vật không cân bằng. Vì khi đó hai lực TP không cùng phương nên tổng hợp lực tác dụng lên vật lúc này T+ P ≠ 0

Câu c2 (trang 119 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nếu dây treo ở hình 26.4 sgk thẳng đứng, nhưng trọng tâm G không nằm trên đường kéo dài của dây treo thì vật có cân bằng không? Hãy lí giải rõ?

Lời giải:

Vật rắn không cân bằng, vì khi đó hai lực TP không cùng giá, không cùng điểm đặt mà chúng song song với nhau nên tổng hợp lực tác dụng lên vật lúc này T+ P ≠ 0

Câu 1 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu đặc điểm của trọng lực.

Lời giải:

Trọng lực P là lực hút của trái đất tác dụng lên vật,có:

+ Giá là đường thẳng đứng

+ Chiều: hướng xuống

+ Điểm đặt: đặt ở trọng tâm của vật

+ Độ lớn: P = mg

Câu 2 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Vì sao nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một vecto trượt.

Lời giải:

Vì tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

Câu 3 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Có thể thay thế lực F tác dụng lên một vật rắn bằng F' song song cùng chiều cùng độ lớn với F được không? Nêu một ví dụ cụ thể.

Lời giải:

Không thể thay thế F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F' song song cùng chiều cùng độ lớn với F.

Ví dụ như hình:

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Nếu thay lực F bằng lực F' song song cùng chiều, cùng độ lớn thì lực F' có điểm đặt khác lực F ban đầu do vậy nó không làm cho vật cân bằng được như lực F ban đầu do tổng hợp lực: F'+ T ≠ 0.

Câu 4 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Trọng tâm của một vật là gì? Hãy nêu một cách xác định trọng tâm của vật rắn phẳng, mỏng?

Lời giải:

* Trọng tâm của vật rắn là điểm đặt của trọng lực.

* Cách xác định trọng tâm của vật rắn mỏng, phẳng ta thực hiện như sau:

    + Trường hợp vật phẳng, mỏng có dạng hình học xác định thì trọng tâm trùng với tâm hình học của vật.

    + Trường hợp vật phẳng, mỏng có dạng bất kì, có thể xác định bằng thực nghiệm: Treo vật 2 lần bằng dây mảnh với các điểm buộc dây khác nhau, trọng tâm của vật là giao điểm của 2 đường thẳng vẽ trên vật, chứa dây treo trong hai lần treo đó. Cụ thể ví dụ như hình vẽ:

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

    + Dùng sợi dây mảnh treo vật.

    + Đánh đường thẳng dây AA’ đi qua vật.

    + Cột dây vào điểm B khác A, treo vật rồi đánh dấu đường thẳng BB’ đi qua vật.

    + Khi đó giao điểm G của hai đoạn thẳng AB và A’B’ trên vật chính là trọng tâm của vật.

Câu 5 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.

Lời giải:

Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật phải gặp mặt chân đế.

Theo đó: mặt chân đế càng lớn, trọng tâm của vật càng thấp thì mức vững vàng cuả vật càng cao.

Bài 1 (trang 122 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Chọn câu sai

Để học tốt Vật Lý 10 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 10 nâng cao

Treo một vật ở đầu sợi dây mềm như hình 26.4. Khi cân bằng, dây treo luôn luôn trùng với

A. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật

B. Đường thẳng đứng đi qua điểm treo A

C. Trục đối xứng của vật

D. Đường thẳng nối điểm treo A và trọng tâm G của vật

Lời giải:

Đáp án: C

Khi vật nằm cân bằng, trục đối xứng của vật có thể không đi qua trọng tâm của vật, trong khi dây treo nhất thiết phải thẳng đứng, đi qua trọng tâm của vật.

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Vật Lí 10 nâng cao hay khác: