Giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 2: Động lực học chất điểm
Giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 2: Động lực học chất điểm
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vật Lí 10 nâng cao Chương 2: Động lực học chất điểm hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 10 nâng cao giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 10.
- Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực
- Bài 14: Định luật I Niu-tơn
- Bài 15: Định luật II Niu-tơn
- Bài 16: Định luật III Niu-tơn
- Bài 17: Lực hấp dẫn
- Bài 18: Chuyển động của vật bị ném
- Bài 19: Lực đàn hồi
- Bài 20: Lực ma sát
- Bài 21: Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính
- Bài 22: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lực
- Bài 23: Bài tập về động lực học
- Bài 24: Chuyển động của hệ vật
- Bài 25: Thực hành: Xác định hệ số ma sát
Giải Vật Lí 10 nâng cao Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực
Câu c1 (trang 61 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận gì?
Lời giải:
Thí nghiệm chứng tỏ lực là một đại lượng vectơ được xác định bởi phép cộng vectơ F→ = F1→ + F2→, đồng thời phép tổng hợp hai lực đồng qui, đồng phẳng tuân theo qui tắc hình bình hành: 2 lực thành phần là 2 cạnh kề nhau của hình bình hành, lực tổng hợp là đường chéo hình bình hành tại điểm đồng qui.
Câu c2 (trang 61 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nếu phải tổng hợp nhiều lực đồng quy thì vận dụng quy tắc này như thế nào?
Lời giải:
Giả sử có nhiều lực đồng quy F1→, F2→, F3→, ...
+ Áp dụng quy tắc hình bình hành, tìm hợp lực của F1→ và F2→ ta được F12→.
+ Tiếp tục sử dụng quy tắc hình bình hành tìm hợp lực của F12→ và F3→ ta được F123→.
Làm tương tự cho đến hết ta tìm được lực tổng hợp F1..n→
Câu 1 (trang 62 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Chiếc xà lan ở hình 13.2 chịu tác động của những lực nào?
Lời giải:
Chiếc xà lan chịu tác dụng của những lực sau: lực kéo F1→ và F2→ của hai cano, trọng lực P→, lực đẩy Acsimet FA→, lực cản của nước và không khí, lực hấp dẫn…
Câu 2 (trang 62 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Trong dân gian trước đây thường dùng câu “vụng chẻ khỏe nêm” để nói về tác dụng của các nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện hình tam giác nhọn, được cắm vào khúc củi như hình 13.9. Tại sao gõ mạnh vào nêm thì củi bị bứa ra?
Lời giải:
• Khi ta gõ mạnh vào nêm thì nêm tác dụng lên khối gỗ một lực F→, lực này sẽ được phân tích thành hai thành phần lực F1→ và F2→ tác dụng lên khối gỗ theo hai phương vuông góc với mặt bên của nêm, ta chọn Ox và Oy lần lượt vuông góc với 2 mặt bên.
Theo quy tắc hình bình hành ta thấy F1 = F2 và F1, F2 rất lớn so với F (vì góc hợp bởi F1→ và F2→ là góc tù > 90o). Dưới tác dụng của F1 và F2 làm cho khối gỗ bị tách ra.
Bài 1 (trang 62 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2.
C. Trong mọi trường hợp F thỏa mãn │F1 – F2│ ≤ F ≤ F1 + F2.
D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
Lời giải:
Chọn C.
Áp dụng quy tắc hình bình hành: F→= F1→+ F2→
Ta được:
Vì 0o ≤ α ≤ 180o nên -1 ≤ cosα ≤ 1 ⇒ |F1 - F2| ≤ F ≤ |F1 + F2|.
Bài 2 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc α = 0o, 60o, 80o, 120o, 180o. Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường hợp. Nhận xét về ảnh hưởng của góc α đối với mỗi trường hợp.
Lời giải:
* Trường hợp α = 0o: Độ lớn hợp lực của hai lực được tính bằng công thức:
* Trường hợp α = 60o:
* Trường hợp α = 90o:
* Trường hợp α = 120o:
Vì F1 = F2 và α = 120o nên từ hình vẽ ta được F = F1 = F2 = 20N
* Nhận xét:
Ta thấy khi góc α hợp bởi hai lực thành phần tăng dần từ 0o đến 180o thì độ lớn hợp lực của chúng giảm từ giá trị cực đại F1 + F2 về giá trị cực tiểu │F1 – F2│.
Bài 3 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N
a. Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30N hoặc 3,5N được không?
b. Cho biết độ lớn của hợp lực là F = 20N. Hãy tìm góc giữa hai lực F1 và F.
Lời giải:
a) Áp dụng quy tắc hình bình hành: F→= F1→+ F2→
Ta được:
Vì 0o ≤ α ≤ 180o nên -1 ≤ cosα ≤ 1 ⇒ |F1 - F2| ≤ F ≤ |F1 + F2|
Vậy hợp lực của hai lực F1 = 16N và F2 = 12N không thể có độ lớn 30N và 3,5N được.
b) Tam giác có các cạnh 12,16,20 là tam giác vuông, cạnh huyền bằng 20 suy ra góc giữa F1 và F2 bằng 90o.
Bài 4 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớm bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120o (hình 13.10). Tìm hợp lực của chúng.
Lời giải:
Vì F1 = F2 và (F1→, F2→) = 120o nên F12→= F1→+ F2→ có:
Độ lớn F12 = F1 = F2
Hướng: F12→ hợp với F2→ một góc bằng 60o.
Do vậy F12→ hướng ngược chiều với F3→ và có độ lớn F12 = F3.
Vậy hợp lực F123→ = F1→+ F2→+ F3→= F12→ + F3→ = 0.
Bài 5 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao):
Hãy dùng quy tắc hình bình hành và quy tắc đa giác để tìm hợp lực của ba lực F1→, F2→ và F3→ có độ lớn bằng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết rằng F2→ làm thành với hai lực F1→ và F3→ những góc đều là 60o (hình 13.11).
Lời giải:
Áp dụng quy tắc hình bình hành, tìm hợp lực của hai lực F1→ và F3→.
Ta có: F13→= F1→+ F3→
Vì F1 = F3 và (F1→,F3→) = 120o nên hợp lực F13→ có độ lớn F13 = F1 = F3.
F13→ có hướng hợp với F1→ một góc 60o nên: F13→↗↗ F2→
⇒ F→= F1→+ F2→+ F3→= F13→+ F2→
Vì F13 = F2 = F1 nên F→= 2.F2→
Vậy F→ có độ lớn F = 2.F2, có cùng phương, cùng chiều với F2→.
Bài 6 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong hình 13.12. Biết F1 = 5N, F2 = 3N, F3 = 7N, F4 = 1N
Lời giải:
Hợp lực của bốn lực đồng quy là:
F→= F1→+ F2→+ F3→+ F4→
Đặt: F13→= F1→+ F3→; F24→= F2→+ F4→
Vì F1→ ↗↙ F3→; F2→ ↗↙ F4→ và F3 > F1; F2 > F4 nên:
F13= F3 – F1 = 7 - 5 = 2N
F24= F2 – F4 = 3 - 1 = 2N
và F13→↗↗ F3→; F24→↗↗ F2→
⇒ F13→⊥ F24→
⇒ F→= (F1→+ F3→) + (F2→+ F4→) = F13→+ F24→ có độ lớn:
F→ có hướng lập thành với F3→ một góc α thỏa mãn:
Bài 7 (trang 63 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (hình 13.13). Biết AB = 4m, CD = 10cm. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây.
Lời giải:
Mắc và áo tác dụng lên điểm D một lực chính bằng trọng lượng tổng cộng của mắc và áo là P→.
Ta phân tích P→ thành 2 lực thành phần F1→ và F2→, hai lực này có tác dụng làm căng dây DA và dây DB. Do điểm đặt của trọng lực P→ ở trung điểm của dây AB và phương P→ thẳng đứng nên F1 = F2 và F1→ đối xứng F2→ qua P→.
Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau là hình thoi.
Từ hình vẽ ta thấy:
Vậy F1 = F2 = 300,37N