Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 7.
I - Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 38 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Lời giải:
Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.
Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.
Câu 2 trang 38 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết?
Lời giải:
- Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.
- Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.
- Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
- Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!
Câu 3 trang 38 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?
Lời giải:
Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Câu 4 trang 39 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, mỗi người phải làm gì ?
Lời giải:
Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Câu 5 trang 39 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?
A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 6 trang 39 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?
A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.
B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.
D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 7 trang 39 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Quê của Trang rất nghèo. Trong dòng họ của Trang chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng Trang thường mặc cảm, tự ti mỗi khi các bạn trong lớp kể về quê hương, dòng họ mình. Trang không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không ? Vì sao ?
2/ Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào ?
Lời giải:
1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Trang. Thay vì xấu hổ, Trang nên cố gắng học tập thật tốt để mang vinh quang về cho dòng họ.
2/ Em sẽ khuyên Trang không nên cảm thấy xấu hổ mà phải cố gắng nỗ lực tiên phong để mang lại niềm tự hào cho dòng họ.
Câu 8 trang 39 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: An rất tự hào về nghề làm lồng chim truyền thống của gia đình mình, An thường kể với các bạn rằng làm được chiếc lồng chim đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu và sự khéo léo của đôi tay, rằng mỗi chiếc lồng chim là một công trình nghệ thuật với những hình dáng, đường nét chạm trổ tinh vi đẹp mắt. An còn nói cụ của An là “nghệ nhân làm lồng chim” đã để lại cho con cháu nghề gia truyền lí thú này. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói
Câu hỏi:
1/ Theo em, An là người như thế nào ?
2/ Em có tán thành suy nghĩ của một số bạn không ? Vì sao?
Lời giải:
1/ Theo em An là người biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
2/ Em không tán thành suy nghĩ của một số bạn vì nghề nào mà làm giỏi, có tín nhiệm thì đều đáng trân trọng, tự hào. Chúng ta cần phải tự hào và công nhận tài năng đó.
Câu 9 trang 40 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?
Lời giải:
Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.
Câu 10 trang 40 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em hãy tự nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ ở bản thân và nêu dự kiến những việc em sẽ làm trong thời gian tương lai.
Lời giải:
Học sinh tự nhận xét về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ ở gia đình em. Sau đó, đánh giá mặt làm tốt và chưa làm tốt rồi lập ra một kế hoạch cụ thể công việc em sẽ làm để xây dựng gia đình, dòng họ.
Câu 11 trang 40 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc.
Lời giải:
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,...
II - Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: 1/ Truyền thống tốt đẹp của dòng họ trong truyện trên đã được phát huy như thế nào?
2/ Hãy nêu cảm nghĩ của em qua tấm gương của dòng họ đó?
Lời giải:
1/ Chi Nhì đã thành lập quỹ khuyến học để đề ra quy chế hoạt động. Hàng năm, khen thưởng cho những em có hoàn cảnh khó khan, vươn lên trong học tập. Cả dòng họ còn giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề giáo dục con cháu, chi nhì đã làm đôi lục bình cỡ lớn ghi danh những người đỗ đạt có học vị cao đặt tại nhà thờ tổ, để ngày ngày con cháu ghi nhớ. Việc làm của chị Nhi là đang phát huy tốt đẹp của dòng họ.
2/ Em khâm phục và ngưỡng mộ việc làm của chị Nhi. Chị có ý thức và trách nhiệm xây dựng truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.