Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 11: Tự tin


Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 11: Tự tin

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 11: Tự tin hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 7.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 11: Tự tin

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Hãy cho biết những biểu hiện của tính tự tin? Cho ví dụ?

Lời giải:

Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

Ví dụ:

Em đã đi được xe đạp sau nhiều lần vấp ngã.

Cố gắng kiên trì giải bằng được bài tập và cuối cùng đạt được điểm 10 cao nhất lớp.

Dám đứng lên đám đông để kể chuyện về Bác và đạt được giải nhất...

Câu 2 trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Lời giải:

Trong cuộc sống, không tránh khỏi những lúc thất bại và khó khăn làm chúng ta cảm thấy không còn tin vào chính mình. Tự tin là một trong những yếu tố không thể thiếu để vươn đến thành công.

Câu 3 trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự tin ?

A. Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của minh và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Những suy nghĩ và việc làm nào sau đây là biểu hiện của tính tự tin ?

Suy nghĩ, việc làm Tự tin Không tự tin
A. Chủ động làm các công việc phù hợp với lứa tuổi
B. Tự làm công việc không phù hợp với lứa tuổi mà không cần ai giúp đỡ.
C. Gặp bài tập khó cũng quyết tâm làm
D. Luôn ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác
E. Chủ động nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài
G. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến người khác
H. Giơ tay phát biểu ý kiến trong lớp

Lời giải:

Những suy nghĩ, việc làm tự tin: A, B, C, E, H.

Những suy nghĩ, việc làm không tự tin: D, G.

Câu 5 trang 42 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I đế được một câu đúng.

I II
A. Người tự tin luôn tin vào khả năng của mình 1. Làm việc không chắc chắn, hay do dự và khó thành công trong cuộc sống
B. Học sinh trung học cơ sở cần rèn luyện tính tự tin 2. Không hoang mang dao động.
C. Người không tự tin thường có tính cách yếu đuối, 3. Bằng cách tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp.
D. Nếu không có lòng tự tin 4. Con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

Lời giải:

Thứ tự nối: 2 - A ; 3 - B ; 1 - C ; 4 – D.

Câu 6 trang 43 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Bình học vào loại khá trong lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ tự giơ tay phát biểu ý kiến. Có nhiều câu hỏi, bài tập, tuy đã có thể trả lời đúng hoặc giải được rồi, nhưng Bình cứ chần chừ, không dám nói gì. Bạn bè góp ý thì Bình nói : Mình hiểu bài, học tốt là được rồi, còn giơ tay phát biểu thì nên để các bạn nào bạo dạn hơn, mình không quen, ngại lắm.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về biểu hiện của Bình ?

2/ Theo em, học sinh trung học cơ sở có cần rèn lụyện tính tự tin không ? Rèn luyện như thế nào ?

Lời giải:

1/ Biểu hiện của Bình là thiếu tự tin, ngại phát biểu. Sẽ làm Bình không có nghị lực phấn đấu, cố gắng.

2/ Theo em dù ở độ tuổi nào cũng cần rèn luyện tính tự tin. Đối với học sinh trung học có thể rèn luyện bằng cách chăm phát biểu xây dựng bài, góp ý thảo luận trong các buổi sinh hoạt, ăn mặc đẹp và phù hợp với hoàn cảnh...

Câu 7 trang 44 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Từ khi học lớp 1 cho đến lớp 7 bạn Minh luôn là học sinh khá. Trong giờ học ở lớp, mỗi khi hiểu được câu hỏi và có khả năng làm bài tập là Minh lại tham gia thảo luận nhóm và giơ tay phát biểu. Còn bạn Hùng thì cũng học khá chẳng kém gì Minh, nhưng rất ngại tham gia phát biểu ý kiến, vì Hùng cho rằng cứ nghe các bạn khác phát biểu và thầy cô giáo đánh giá, kết luận thì sẽ chắc chắn hơn là mình nói ra, lỡ sai thì ngượng chết.

Câu hỏi :

1/ Em tán thành biểu hiện của Minh hay Hùng ?

2/ Theo em, tính tự tin của học sinh được biểu hiện như thế nào trong lớp học ?

Lời giải:

1/ Em tán thành với biểu hiện của Minh.

2/ Trong lớp học, tính tự tin của học sinh được biểu hiện là: tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động văn nghệ, chăm phát biểu ý kiến, không quay cóp làm bài bằng thực lực...

Câu 8 trang 44 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em hãy kể những việc làm của một học sinh có tính tự tin

Lời giải:

- Cương quyết, giơ tay phát biểu.

- Dám nghĩ, dám làm.

- Mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện.

- Nói trôi chảy.

- Chủ động trong mọi việc.

- Miệng luôn tươi cười với mọi người.

Câu 9 trang 44 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Em hãy nhận xét trong lớp, trong tổ em, những bạn nào có tính tự tin; biểu hiện thế nào?

Lời giải:

Ví dụ: Bạn Hạnh trong giờ kiểm tra toán sau khi làm xong bài, khi bạn nhìn bạn bên cạnh nhưng không sửa bài mà tự tin vào bài làm của mình.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 45 Sách bài tập Giáo dục công dân 7: Nếu ở trong lớp học trên, em sẽ chọn đề kiểm tra nào? Vì sao ?

Lời giải:

“Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên để dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn lên đỉnh điểm của thành công”. Vì vậy, em sẽ chọn đề kiểm tra 10 điểm.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 hay khác: