Một loại nước mía có nồng độ saccarozơ 7,5% và khối lượng riêng 1,1 g/ml. Từ nước mía đó
SBT Hóa học 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
Giải bài 13 trang 15 SBT Hóa học 12 chi tiết trong bài học Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 12.
Bài 6.13 trang 15 Sách bài tập Hóa học 12: Một loại nước mía có nồng độ saccarozơ 7,5% và khối lượng riêng 1,1 g/ml. Từ nước mía đó người ta chế biến thành đường kết tinh (chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% saccarozơ). Rỉ đường lại được lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%.
a) Tính khối lượng đường kết tinh và khối lượng rỉ đường thu được từ 1000 lít nước mía đó. Biết rằng 80% saccarozơ ở dạng đường kết tinh, phần còn lại ở trong rỉ đường.
b) Toàn bộ lượng ancol etylic thu được từ lên men rỉ đường nói trên được pha thành rượu 40°. Tính thể tích rượu 40° thu được biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
Lời giải:
a) Khối lượng saccarozơ trong 1000 lít nước mía: 1000x1000 x 1,1 x 7,5/100 = 82500g = 82,5kg
Khối lượng đường kết tinh: 82,5.80/100 x 100/98 = 67,35kg
Khối lượng rỉ đường: 82,5.20%:25% = 66 kg
b) C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2
342g 184g
Khối lượng ancol etylic thu được là: 82,5.20%.184/342.60% = 5,326 kg
Thể tích rượu 40° thu được là: 5,326.100/40: 0,8 = 16,6 (lít)