X

Giải sách bài tập Toán 10

Cho góc x thỏa mãn điều kiện 0ο < x < 90^ο. Khẳng định nào sau đây là sai


Ôn tập chương 2

Bài tập trắc nghiệm trang 106, 107, 108, 109, 110 Sách bài tập Hình học 10:

    Bài 2.68: Cho góc x thỏa mãn điều kiện 0ο < x < 90ο. Khẳng định nào sau đây là sai?

    A. sin x > 0                  B. cos x < 0

    C. tan x > 0                  D. cot x > 0

Lời giải:

Khi 0o < x < 90o ta có sinx, cosx, tanx, cotx đều dương.

Đáp án: B

    Bài 2.69: Cho góc x thỏa mãn điều kiện 90ο < x < 180ο. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    A. cos x < 0                  B. sin x < 0

    C. tan x > 0                   D. cot x > 0

Lời giải:

Khi 90o < x < 180o, ta có sinx > 0, cosx < 0, tanx < 0, cotx < 0

Đáp án: A

    Bài 2.70: Giá trị của biểu thức m.sin0ο + n.cos0ο + p.sin90ο

    A. n - p                  B. m + p

    C. m - p                  D. n + p

Lời giải:

Ta có sin0o = 0, cos0o = 1, sin90o = 1.

Đáp án: D

    Bài 2.71: Rút gọn biểu thức S = a2sin90ο + b2cos90ο + c2cos180ο, ta có S bằng:

    A. a2 + b2                  B. a2 - b2

    C. a2 - c2                  D. b2 + c2

Lời giải:

Ta có sin90o = 1, cos90o = 0, cos180o = -1.

Đáp án: D

    Bài 2.72: Giá trị của biểu thức S = 3 - sin290ο + 2cos260ο - 3tan245ο bằng:

    A. 0,5                  B. -0,5

    C. 1                  D. 3

Lời giải:

sin90o = 1, cos60o = 1/2, tan45o = 1.

Đáp án: B

    Bài 2.73: Cho biểu thức P = 3sin2x + 4cos2x, biết cosx = 0,5, giá trị của P bằng bao nhiêu?

    A. P = 7/4                   B. P = 1/4

    C. P = 7                  D. P = 13/4

Lời giải:

Ta có P = 3(1 - cos2 x) + 4cos2 x = 3 + cos2x = 3 + 1/4 = 13/4.

Đáp án: A

    Bài 2.74: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

    A. (sinx + cosx)2 = 1 + 2sinxcosx

    B. (sinx - cosx)2 = 1 - 2sinxcosx

    C. sin4x + cos4x = 1 - 2.sin2x.cos2x

    D. sin6x + cos6x = 1 - sin2x.cos2x

Lời giải:

Vì sin6x + cos6x = 1 - 3sin2 x. cos2x

Đáp án: D

    Bài 2.75: Giá trị của biểu thức S = cos212ο + cos278ο + cos21ο + cos289ο bằng:

    A. S = 0                   B. S = 1

    C. S = 2                   D. S = 4

Lời giải:

Vì 12o + 78o = 90o nên cos78o = sin12o. Tương tự cos89o = sin1o.

Ta có S = cos2 12o + sin2 12o + cos2 1o + sin2 1o.

Đáp án: C

    Bài 2.76: Gọi G là trong tâm tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

GA = GB = 2/3.(a√3)/2 = (a√3)/3 và (GA, GB) = 120o

Đáp án: C

    Bài 2.77: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Tích vô hướng Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10 bằng bao nhiêu?

    A. a2                           B. a2/2

    C. 2a2                            D. a2√2

Lời giải:

AB. AC = AB.AC.cos45o = a.a√2.√2/2 = a2.

Đáp án: A

    Bài 2.78: Cho hai vectơ a, b (khác vectơ 0) thỏa mãn: Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10 . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

a. b = -|a|.|b| ⇔ |a|.|b|. cos(a, b) = -|a|.|b| ⇔ cos(a, b) = -1 nên a, b ngược hướng.

Đáp án: C

    Bài 2.79: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = a, BC = 2a. Tích vô hướng Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10 bằng:

    A. a2                  B. -a2

    C. a2/2                  D. a2√3

Lời giải:

BA . BC = -AB(AC - AB) = (-AB. AC ) + AB2 = 0 + a2 = a2.

Đáp án: A

    Bài 2.80: Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với A(1; 1), B(2; 4), C(10; -2). Giá trị cosC bằng:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Đáp án: C

    Bài 2.81: Tam giác ABC có AB = 2cm, AC = 1 cm, góc A = 60ο. Độ dài cạnh là BC là:

    A. 1 cm          B. 2 cm          C. √3 cm          D. √5

Lời giải:

Áp dụng công thức a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA ta tính được a = √3 (cm)

Đáp án: C

    Bài 2.82: Tam giác ABC có các cạnh a = 5cm, b = 3cm, c = 5cm. Số đo của góc BAC là:

    A. A = 45ο                  B. A = 30ο

    C. A > 60ο                  D. A = 90ο

Lời giải:

Áp dụng công thức cosA = (b2 + c2-a2)/2bc ta tính được cosA = 3/10 = 0,3.Vậy A ̂ > 60o.

Đáp án: C

    Bài 2.83: Tam giác ABC có AB = 8cm, BC = 10cm, CA = 6cm. Đường trung tuyến AM của tam giác có độ dài bằng:

    A. 4cm          B. 5cm          C. 6cm          D. 7cm

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Đáp án: B

    Bài 2.84: Tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, BC = 10cm. Đường tròn nội tiếp tam giác đó có bán kính r bằng:

    A. 1cm          B. √2          C. 2cm          D. 3cm

Lời giải:

Dùng công thức S = pr ta có r = S/p = 2 (cm).

Đáp án: C

    Bài 2.85: Tam giác ABc có các cạnh a = √3cm, b = √2cm, c = 1cm. Đường trung tuyến ma có độ dài là:

    A. 1cm          B. 1,5cm          C. √3/2cm          D. 2,5cm

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Đáp án: C

    Bài 2.86: Tam giác đều nội tiếp đường tròn bán kính R = 4cm có diện tích là:

    A. 13 cm2                  B. 13√2 cm2

    C. 12√3 cm2                  D. 15 cm2

Lời giải:

Ta có SABC = 1/2CH. AB với CH = 3/2R và AB = R√3, mà R = 4 nên SABC = 12√3 (cm2).

Đáp án: C

    Bài 2.87: Tam giác ABC vuông và cân tại A có AB = a.

    Đường tròn nội tiếp tam giác ABC có bán kính r bằng:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

Dùng công thức S = pr với Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10.

Đáp án: C

    Bài 2.88: Tam giác ABC có các cạnh a, b, c thỏa mãn điều kiện:

    (a + b + c)(a + b - c) = 3ab. Khi đó số đo của góc C là:

    A. 120ο                  B. 30ο

    C. 45ο                  D. 60ο

Lời giải:

(a + b + c)(a + b – c) = 3ab

⇔ (a + b)2 - c2 = 3ab

⇔ a2 + b2 + 2ab - c2 = 3ab,

Mà a2 + b2 – 2ab.cosC = c2

Nên 2ab.cosC = ab ⇒ cos C = 1/2 ⇒ ∠C = 60o.

Đáp án: D

    Bài 2.89: Hình bình hành ABCD có AB = a, BC = a√2 và góc BAD = 45ο

    Diện tích hình bình hành bằng:

    A. 2a2          B. a2√2          C. a2          D. a2√3

Lời giải:

Cắt hình bình hành theo đường chéo BD rồi ghép cho cạnh BC trùng với AD, ta được một hình vuông cạnh a và S = a2.

Đáp án: C

    Bài 2.90: Tam giác ABC vuông cân tại A có AB = AC = a. Đường trung tuyến BM có độ dài là:

    A. 1,5a          B. a√2          C. a√3          D. ( a√5)/2

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Đáp án: D

    Bài 2.91: Tam giác đều cạnh a nội tiếp trong đường tròn bán kính R. Bán kính R bằng:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

Tam giác đều cạnh a có đường cao h = (a√3)/2.

Mặt khác h = 3/2R (h.2.37)

Do đó: (a√3)/2 = 3/2R ⇔ a√3 = 3R.

Vậy R = (a√3)/3.

Đáp án: C

    Bài 2.92: Bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a bằng:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Lời giải:

Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a (h.2.38). Ta có:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10 Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

Đáp án: C

    Bài 2.93: Cho tam giác ABC có cạnh BC = a, cạnh CA = b. Tam giác ABC có diện tích lớn nhất khi góc C bằng:

    A. 60ο B. 90ο C. 150ο D. 120ο

Lời giải:

Ta có S = 1/2ab.sinC,

S đạt cực đại khi sinC = 1 nghĩa là ∠C = 90o.

Đáp án: B

    Bài 2.94: Cho tam giác ABC có diện tích S. Nếu tăng độ dài mỗi cạnh BC và AC lên hai lần đồng thời giữ nguyên độ lớn của góc C thì diện tích của tam giác mới được tạo nên là:

    A. 2S          B. 3S          C. 4S          D. 5S

Lời giải:

Gọi S’ là diện tích của tam giác mới, ta có:

S’ = 1/2.2a.2b.sinC = 2ab.sinC.

Vậy S’ = 4S

Đáp án: C

    Bài 2.95: Cho góc xOy = 30ο. Gọi A và B là hai điểm di động lần lượt trên Ox và Oy sao cho AB = 2. Độ dài lớn nhất của đoạn OB bằng:

    A. 2          B. 3          C. 4          D. 5

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10 Giải sách bài tập Toán 10 | Giải sbt Toán 10

OB đạt cực đại khi sin A = 1 nghĩa là ∠A = 90o, khi đó OB = 4.

Đáp án: C

    Bài 2.96: Cho hai điểm A(0; 1) và B(3; 0). Khoảng cách giữa hai điểm A và B là:

    A. 3                  B. 4

    C. √5                  D. √10

Lời giải:

Ta có AB = (3;1). Do đó |AB| = √(32+ 12 ) = √10.

Đáp án: D

    Bài 2.97: Trong mặt phẳng Oxy cho ba điểm A(-1; 1), B(2; 4), C(6; 0). Khẳng định nào sau đây đúng?

    A. Tam giác ABC có ba góc nhọn.

    B. Tam giác ABC có một góc vuông.

    C. Tam giác ABC có một góc tù.

    D. Tam giác ABC đều.

Lời giải:

Ta có AB = (3; 3), BC = (4; -4)

AB. BC = 0. Vậy tam giác ABC vuông tại B.

Hay ta có |AB| = √(9+9) = √18

|BC| = √(16+16)= √32.

AC = √(49+1)= √50.

Vậy AC2= AB2 + BC2.

Tam giác ABC vuông tại B có cạnh huyền là AC.

Đáp án: B

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 10 hay khác: