Nghiệm của phương trình sau là. Bài tập trắc nghiệm trang 67, 68 Sách bài tập Đại số 10
Bài 2: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
Bài tập trắc nghiệm trang 67, 68 Sách bài tập Đại số 10:
Bài 3.18: Nghiệm của phương trình sau là:
A. x = -2/3 B. x = 1
B. x = 1 và x = -2/3 D. x = -1/3
Lời giải:
Điều kiện của phương trình là x ≠ (-1)/3.
Để phá các dấu giá trị tuyệt đối, ta phải xét ba trường hợp x < -3, -3 ≤ x < 1/2 và x ≥ 1/2 dẫn đến giải phương trình rất tốn thời gian. Cách nhanh nhất là xét từng phương án. Phương án D bị loại di điều kiện của phương trình. Với phương án A, thay x = (-2)/3 vào phương trình ta thấy vế trái âm, còn vế phải dương, nên phương án này bị loại. Phương án C cũng bị loại do có giá trị x = (-2)/3.
Đáp án: B
Bài 3.19: Trong các giá trị sau đây, giá trị nào là nghiệm của phương trình |3x - 4| = x2 + x - 7
A. x = 0 và x = -2 B. x = 0
C. x = 3 D. x = -2
Lời giải:
Với giá trị x = 0 thì vế trái của phương trình tương đương, còn vế phải âm nên phương án A và B đều bị loại. Tương tự, với x = -2 thì vế trái dương, vế phải âm nên phương án D bị loại.
Đáp án: C
Bài 3.20: Tìm nghiệm của phương trình sau:
A. x = 1/2 B. x = 1
C. x = 0 D. phương trình vô nghiệm
Lời giải:
Điều kiện của phương trình:
4x – 3 ≥ 0 ⇒ x ≥ 3/4;
-2x + 1 ≥0 ⇒ x ≤ 1/2.
Không có giá trị nào của x thỏa mãn hai điều kiện này nên phương trình vô nghiệm.
Đáp án: D
Bài 3.21: Tìm nghiệm của phương trình sau:
A. x = 0 và x = 1 B. x = 1 và x = 2
C. x = 0 và x = 2 D. x = 0 và x = 1
Lời giải:
Thay x = 0 và x = 2 vào phương trình ta thấy hai vế đều cho giá trị là 3.
Đáp án: C
Bài 3.22: Nghiệm của phương trình |x2 - 3x + 4| = |4 - 5x| là:
A. x = 0, x = 2, x = 8 và x = -4
B. x = 0 và x = 4
C. x = -2 và x = 4
D. x = 1 và x = -4
Lời giải:
Phương án A có nhiều giá trị quá, thay vào phương trình mất nhiều thời gian, nên ta xét các phương trình còn lại.
Với phương án B, khi thay x = 0 vào phương trình thì hai vế đều bằng 4 nên x = 0 là một nghiệm. Tuy nhiên khi thay giá trị x = 4 vào phương trình thì vế trái bằng 0, còn vế phải bằng 16. Vậy phương án B và phương án C đều bị loại. Với phương án D, giá trị x = 1 cũng không phải là nghiệm của phương trình, nên phương án D bị loại.
Đáp án: A
Bài 3.23: Phương trình
(m + 1)x2 - 3(m - 1)x + 2 = 0
có một nghiệm gấp đôi nghiệm kia thì giá trị của tham số m là:
A. m = 1 B. m = -1
C. m = 0 hoặc m = 3 D. m = 2
Lời giải:
Với m = 1 phương trình đã cho có dạng
2x2 + 2 = 0.
Phương trình này vô nghiệm, nên phương án A bị loại. Với m = -1 phương trình đã cho trở thành phương trình bậc nhất 6x + 2 = 0 chỉ có một nghiệm nên phương án B bị loại.
Với m = 2 phương trình đã cho trở thành phương trình
3x2 – 3x + 2 = 0.
Phương trình này vô nghiệm, nên phương án D bị loại.
Đáp án: C
Bài 3.24: Phương trình
3x2 + 5x + 2(m + 1) = 0
có hai nghiệm âm phân biệt khi tham số m nằm trong khoảng nào sau đây?
A. 0 < m < 1
B. -1 < m < 1/24
C. -2 < m < 0
D. -1 < m < 1
Lời giải:
Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm âm phân biệt khi Δ > 0, (-b)/a < 0, c/a > 0. Ta có
Đáp án: B
Bài 3.25: Tìm m để phương trình x2 + 2(m + 1)x + 2(m + 6) = 0 có hai nghiệm x1, x2 mà x1 + x2 = 4
A. m = 1
B. m = -3
C. m = -2
D. Không tồn tại m
Lời giải:
Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1 và x2 mà x1 + x2 = 4 khi
Δ ≥ 0 và (-b)/a = 4.
Với m = 1 thì (-b)/a = -2(m + 1) = -4 không đúng.
Với m = -3 thì (-b)/a = 4 đúng, nhưng
Δ’ = (m + 1)2 – 2(m + 6) = m2 – 11 < 0, sai
Với m = -2 thì (-b)/a = 2, sai.
Vậy cả 3 phương án A, B, C đều sai và đáp án là D.
Đáp án: D