Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1


Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1

Bài 93: Cho tam giác cân tại A. Kẻ AD vuông góc với BC. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Xét hai tam giác vuông ADB và ADC, ta có:

∠(ADB) = ∠(ADC) = 90°

Ad cạnh chung

Suy ra: ΔADB = ΔADC(cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒ ∠(BAD) = ∠(CAD) (hai góc tương ứng)

Vậy ADI là tia phân giác ∠(BAC)

Bài 94: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng Ak là tia phân giác của góc A.

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Xét hai tam giác vuông ADB và AEC, ta có:

∠(ADB) = ∠(AEC) = 90°

AB = AC (gt)

∠(DAB) = ∠(EAC)

Suy ra: ΔADB = ΔAEC (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒ AD = AE (hai cạnh tương ứng)

xét hai tam giác vuông ADK và AEK. Ta có:

∠(ADK) = ∠(AEK) = 90°

AD = AE (chứng minh trên)

AK cạnh chung

Suy ra: ΔADK = ΔAEK (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒∠(DAK) = ∠(EAK) (hai góc tương ứng)

Vậy AK là tia phân giác của góc BAC

Bài 95: Tam giác ABC có M là trung điểm BC,AM là tia phân giác góc A. Kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với AC. Chứng minh rằng:

a. MH = MK

b. ∠B =∠C

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Xét hai tam giác vuông AHM và AKM, ta có:

∠(AHM) = ∠(AKM) = 90°

Cạnh huyền AM chung

∠(HAM) = ∠(KAM) (gt)

⇒ ΔAHM = ΔAKM (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: MH = MK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông MHB và MKC, ta có:

∠(MHB) = ∠(MKC) = 90°

MH = MK (chứng minh trên)

MC = MB (gt)

⇒ ΔMHB = ΔMKC (cạnh huyền, góc nhọn)

∠B = ∠C (hai góc tương ứng)

Bài 96: Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường trung trực của AB, AC cắt nhau ở I. chứng minh rằng AI là tia phân giác góc A.

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Ta có: AB = AC (gt)     (1); AM = 1/2 AB (gt)     (2);

AN = 1/2 AC (gt)     (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AM = AN

Xét hai tam giác vuông AMI và ANI, ta có:

∠(AMI) = ∠(ANI) = 90°

AM = AN (chứng minh trên)

AI cạnh huyền chung

⇒ ΔAMI = ΔANI (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠(A1 ) = ∠(A2) (hai góc tương ứng)

Vậy AI là tia phân giác của ∠(BAC)

Bài 97: Cho tam giác ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chứng cắt nhau tại D. chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A.

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Xét hai tam giác vuông ABD và ACD, ta có:

∠(ABD) = ∠(ACD) = 90°

Cạnh huyền AD chung

AB = AC

⇒ ΔABD = ΔACD (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠(A1 ) = ∠(A2) (hai góc tương ứng)

Suy ra AD là tia phân giác góc A

Bài 98: Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân.

Lời giải:

Kẻ MH ⊥ AB, MK ⊥ AC

Xét hai tam giác vuông AHM và AKM, ta có:

∠(AHM) = ∠(AKM) = 90°

Cạnh huyền AM chung

∠(HAM) = ∠KAM) (gt)

⇒ ΔABD = ΔACD (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: MH = MK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông MHB và MKC, ta có:

∠(MHB) = ∠(MKC) = 90°

MB = MC

MH = MK

⇒ ΔMHB = ΔMKC (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠B = ∠C (hai góc tương ứng)

Vậy tam giác ABC cân tại A

Bài 99: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tai BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh rằng:

BH = CK

ΔABH = ΔACK

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Vì ΔABC cân tại A nên∠(ABC) = ∠(ACB) (tính chất tam giác cân)

Ta có: ∠(ABC) + ∠(ABD) = 180° (hai góc kề bù)

∠(ACB) + ∠(ACE) = 180°(hai góc kề bù)

Suy ra: ∠(ABD) = ∠(ACE)

Xét ΔABD và ΔACE, ta có:

AB = AC (gt)

∠(ABD) = ∠(ACE) (chứng minh trên)

BD = CE (gt)

Suy ra: ΔABD = ΔACE (c.g.c)

⇒∠D = ∠E (hai góc tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔBHD và ΔCKE, ta có:

∠(BHD) = ∠(CKE)

BD = CE (gt)

∠D = ∠E (chứng minh trên)

Suy ra: ΔBHD = ΔCKE (c.g.c)

Suy ra: BH = CK (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAHB và ΔACK, ta có:

AB = AC (gt)

∠(ABD) =∠(ACE) = 90°

BH = CK

Suy ra: ΔABH = ΔACK (cạnh huyền, góc nhọn)

Bài 100: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cát nhau tại I. chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.

Hướng dẫn: từ I, kẻ các đường vuông góc với các cạnh của tam giác ABC.

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Kẻ: ID ⊥ AB, IE ⊥ BC, IF ⊥ AC

Xét hai tam giác vuông ΔIBD và ΔIEB, ta có:

∠(DBI) = ∠(EBI) (gt)

∠(IDB) = ∠(IEB) = 90°

BI cạnh chung

Suy ra: ΔIDB = ΔIEB(cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ID = IE ( hai cạnh tương ứng)     (1)

Xét hai tam giác vuông ΔIEC và ΔIFC, ta có:

∠(ECI) = ∠(FCI)

∠(IEC) = ∠(IFC) = 90°

CI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIEC = ΔIFC (cạnh huyền góc nhọn)

Suy ra: IE = IF (hai cạnh tương ứng)     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ID = IF

Xét hai tam giác vuông ΔIDA và ΔIFA, ta có:

ID = IF

∠(IDA) =∠(IFA) = 90°

AI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIDA = ΔIFA (cạnh huyền.cạnh góc vuông)

Suy ra: ∠(DAI) = ∠(FAI) (hai góc tương ứng)

Vậy AI là tia phân giác góc A

Bài 101: Cho tam giác AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của BC tại I. kẻ IH vuông góc với đường thẳng AB, kẻ IK vuông góc với đường thẳng AC. Chứng minh rằng BH = CK.

Lời giải:

Bài 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trang 151 SBT Toán 7 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 7

Xét ΔBMI và ΔCMI, ta có:

∠(BMI) = ∠(CMI) = 90° (gt)

BM = CM

MI cạnh chung

Suy ra: ΔBMI = ΔCMI (c.g.c)

Suy ra: IB = IC ( hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔIHA và ΔIKA, ta có:

∠(HAI) = ∠(KAI)

∠(IHA) = ∠(IKA) = 90°

AI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIHA = ΔIKA (cạnh huyền góc nhọn)

Suy ra: IH = IK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔIHB và ΔIKC, ta có:

IB = IC

∠(IHB) = ∠(IKC) = 90°

IH = IK (chứng minh trên)

Suy ra: ΔIHB = ΔIKC(cạnh huyền.cạnh góc vuông)

Suy ra: BH = CK(hai cạnh tương ứng)

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Toán 7 khác: