(SGK + SBT) Giải Toán 8 trang 99 Cánh diều
Haylamdo giới thiệu lời giải bài tập Toán 8 trang 99 Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 99.
(SGK + SBT) Giải Toán 8 trang 99 Cánh diều
- Toán lớp 8 trang 99 Tập 1 (sách mới):
- Toán lớp 8 trang 99 Tập 2 (sách mới):
Lưu trữ: Giải SBT Toán 8 trang 99 (sách cũ)
Bài 152 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông DEBC. Trên cạnh DC lấy điểm A, trên tia đối của tia DC lấy điểm K, trên tia đối của tia ED lấy điểm M sao cho CA = DK = EM . Vẽ hình vuông DKIH (H thuộc cạnh DE). Chứng minh rằng ABMI là hình vuông.
Lời giải:
* Xét ΔCAB và ΔEMB, ta có:
CA = EM (gt)
CB = EB (tính chất hình vuông)
Suy ra: ΔCAB = ΔEMB (c.g.c)
⇒ AB = MB (1)
Ta có: AK = DK+ DA
CD = CA + AD
Mà CA = DK nên AK = CD
* Xét ΔCAB và ΔKIA, ta có:
CA = KI (vì cùng bằng DK)
∠C = ∠K = 90o
CB = AK (vì cùng bằng CD)
Suy ra: ΔCAB = ΔKIA (c.g.c)
⇒ AB = AI (2)
DH = DK (vì KDHI là hình vuông)
EM = DK (gt)
⇒ DH + HE = HE + EM
Hay DE = HM
* Xét ΔHIM và ΔEMB, ta có: HI = EM (vì cũng bằng DK)
∠H = ∠E = 90o
HM = EB (vì cùng bằng DE)
Suy ra: ΔHIM = ΔEMB (c.g.c)
⇒ IM = MB (3)
Từ (1) , (2) và (3) suy ra: AM = BM = AI = IM
Tứ giác ABMI là hình thoi.
Mặt khác, ta có ΔACB = ΔMEB (chứng minh trên)
⇒ ∠(CBA) = ∠(EBM)
Mà ∠(CBA) + ∠(ABE) = ∠(CBE) = 90o
Suy ra: ∠(EBM) + ∠(ABE) = 90o hay ∠(ABM) = 90o
Vậy tứ giác ABMI là hình vuông.
Bài 153 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC. Vẽ ở ngoài tam giác các hình vuông ABDE, ACFH.
a. Chứng minh rằng EC = BH, EC ⊥ BH
b. Gọi M, N theo thứ tự là tâm của các hình vuông ABDE, ACFH. Gọi I là trung điểm của BC. Tam giác MIN là tam giác gì? Vì sao?
Lời giải:
a. Ta có: ∠(BHA) ) = ∠(BAC) + ∠(CAH) = ∠(BAC) + 90o
∠(EAC) = ∠(BAC) + ∠(BAE) = ∠(BAC) + 90o
Suy ra: ∠(BAH) = ∠(EAC)
* Xét ΔBAH và ΔEAC , ta có:
BA = EA (vì ABDE là hình vuông)
∠(BAH) = ∠(EAC) (chứng minh trên)
AH = AC (vì ACFH là hình vuông)
Suy ra: ΔBAH = ΔEAC (c.g.c) ⇒ BH = EC
Gọi K và O lần lượt là giao điểm của EC với AB và BH.
Ta có: ∠(AEC) = ∠(ABH) (vì ΔBAH = ΔEAC) (1)
Hay ∠(AEK) = ∠(OBK)
* Trong ΔAEK, ta có: ∠(EAK) = 90o
⇒ ∠(AEK) + ∠(AKE) = 90o (2)
Mà ∠(AKE) = ∠(OKB) (đối đỉnh) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
∠(OKB) + ∠(OBK) = 90o
* Trong Δ BOK ta có:
∠(BOK) + ∠(OKB) + ∠(OBK) = 180o
⇒ ∠(BOK) = 180o – (∠(OKB) + ∠(OBK) ) = 180o – 90o = 90o
Suy ra: EC ⊥ BH
b. * Trong ΔEBC , ta có: M là trung điểm EB (tính chất hình vuông)
I trung điểm BC (gt)
Nên MI là đường trung bình của ΔEBC
⇒ MI = 1/2 EC và MI // EC (tính chất đường trung bình của tam giác).
Trong ABCH, ta có: I trung điểm BC (gt)
N trung điểm của CH (tính chất hình vuông)
Nên NI là đường trung bình của ΔBCH
⇒ NI = 1/2 BH và NI // BH (tính chất đường trung bình của tam giác)
Mà BH = CE (chứng minh trên)
Suy ra: MI = NI nên ΔINM cân tại I
MI // EC (chứng minh trên)
EC ⊥ BH (chứng minh trên)
Suy ra: MI ⊥ BH. Mà NI // BH (chứng minh trên)
Suy ra: MI ⊥ NI hay ∠(MIN) = 90o
Vậy ΔMIN vuông cân tại I.
Bài 154 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABB cắt CD ở K. Chứng minh rằng AK+CE = BE.
Lời giải:
Trên tia đối của tia CD lấy điểm M sao cho CM = AK
Ta có: AK + CE = CM + CE = EM (1)
Xét ΔABK và ΔCBM, ta có:
AB = CB (gt)
∠A = ∠C = 90o
AK = CM (theo cách vẽ)
Suy ra: ΔABK = ΔCBM (c.g.c)
⇒ ∠B1 = ∠B4 (2)
Mà ∠(KBC) = 90o - ∠B1 (3)
Tam giác CBM vuông tại C nên: ∠M = 90o - ∠B4 (4)
Từ (2), (3) và (4) suy ra: ∠(KBC) = ∠M (5)
Lại có: ∠(KBC) = ∠B2 + ∠B3 (gt)
Và ∠B1 = ∠B4 (chứng minh trên)
Suy ra: ∠B2 = ∠B4 (6)
Từ (5) và (6) suy ra: ∠(EBM) = ∠M
⇒ ΔEBM cân tại E ⇒ EM = BE. (7)
Từ (1) và (7) suy ra: AK + CE = BE.
Bài 155 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC.
a. Chứng minh rằng CE vuông góc với DF.
b. Gọi M là giao điểm của CE và DF. Chứng minh rằng AM = AD.
Lời giải:
Xét ΔBEC và ΔCEF , ta có: BE = CF (gt)
∠B = ∠C = 90o
BC = CD (gt)
Suy ra: ΔBEC = ΔCFD (c.g.c) ⇒ ∠C1 = ∠D1
Lại có: ∠C1 + ∠C2 = 90o
Suy ra: ∠D1 + ∠C2 = 90o
Trong ΔDCM có ∠D1 + ∠C2 = 90o
Suy ra: ∠(DCM) = 90o
Vậy CE ⊥ DF
b. Gọi K là trung điểm của DC, AK cắt DF tại N.
* Xét tứ giác AKCE, ta có: AB // CD hay AE // CK
AE = 1/2 AB (gt)
CK = 1/2 CD (theo cách vẽ)
Suy ra: AE // CK nên tứ giác AKCE là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau) ⇒ AK// CE
DF ⊥ CE (chứng minh trên) ⇒ AK ⊥ DF hay AN ⊥ DM
* Trong ΔDMC, ta có: DK = KC và KN // CM
Nên DN = MN (tính chất đường trung bình của tam giác)
Suy ra: ΔADM cân tại A (vì có đường cao vừa là trung tuyến)
Vậy AD = AM.
Bài 156 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD. Vẽ điểm E trong hình vuông sao cho ∠(EDC) = ∠(ECD) = 15o
a. Vẽ điểm F trong hình vuông sao cho ∠(FAD) = ∠(FDA) = 15o. Chứng minh rằng tam giác DEF là tam giác đều.
b. Chứng minh rằng tam giác ABE là tam giác đều.
Lời giải:
a. Xét ΔEDC và ΔFDA, tacó: ∠(FDC) = ∠(FDA) = 15o
DC = AD (gt)
∠(ECD) = ∠(FDA) = 15o
Suy ra: ΔEDC = ΔFDA (g.c.g)
⇒ DE = DF
⇒ ΔDEF cân tại D
Lại có: ∠(ADC) = ∠(FDA) + ∠(FDE) + ∠(EDC)
⇒ ∠(FDE) = ∠(ADC) -(∠(FDA) + ∠(EDC) )= 90o - (15o + 15o) = 60o
Vậy ΔDEF đều.
b. Xét ΔADE và ΔBCE , ta có:
ED = EC (vì AEDC cân tại E)
∠(ADE) = ∠(BCE) = 75o
AD = BC (gt)
Suy ra: ΔADE = ΔBCE (c.g.c)
⇒ AE = BE (1)
* Trong ΔADE, ta có:
∠(AFD) = 180o – (∠(FAD) + ∠(FDA) ) = 180o – (15o + 15o) = 150o
∠(AFD) + ∠(DFE) + ∠(AFE) = 360o
⇒ ∠(AFE) = 360o - (∠(AFD) + ∠(DFE) ) = 360o – (150o + 60o) = 150o
* Xét ΔAFD và ΔAEF, ta có: AF cạnh chung
∠(AFD) = ∠(AFE) = 150o
DE = EF (vì ΔDFE đều)
Suy ra: ΔAFD = ΔAEF (c.g.c) ⇒ AE = AD
Mà AD = AB (gt)
Suy ra: AE = AB (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AE = AB = BE
Vậy ΔAEB đều.