X

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 10

Giải SBT Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn


Giải SBT Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập về nhà Vật Lí lớp 10.

Giải SBT Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn

Giải SBT Vật Lí 10 Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Bài 23.1, 23.2, 23.3 trang 55 Sách bài tập Vật Lí 10:

23.1. Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng :

A. 50 N.s ; 5 kg.m/s.        B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.

C. 10 N.s ; 10 kg.m/s.        D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.

23.2. Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng :

A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s. C. 16 m/s. D. 160 m/s.

23.3. Hai vật m1 = 400 g, và m 2 = 300 g chuyển động với cùng vận tốc 10 m/s nhưng theo phương vuông góc với nhau. Động lượng của hệ hai vật này là

A. 1 kg.m.s-1.        B. 51 kg.m.s-1.        C. 71 kg.m.s-1.        D.501 kg.m.s-1.

Lời giải:

23.1: Chọn đáp án B

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

23.2: Chọn đáp án C

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

23.3: Chọn đáp án B

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

Bài 23.4 trang 55 Sách bài tập Vật Lí 10: Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 2 đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chuyển động ban đầu của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.

A. 0,5 m/s, cùng chiều ban đầu.

B. 1 m/s, ngược chiều ban đầu.

C. 0,75 m/s, ngược chiều ban đầu.

D. 1,5 m/s, cùng chiều ban đầu.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Hướng dẫn:

Chọn chiều chuyển động của viên bi thủy tinh là chiều dương.

Trước va chạm: p0 = m1v1

Sau va chạm: p = m1v’1 + m2v’2

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: p = p0

Suy ra: m1v’1 + m2v’2 = m1v1

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

Dấu trừ chứng tỏ viên bi chuyển động ngược chiều ban đầu.

Giải SBT Vật Lí 10 Bài 24: Công và Công suất

Bài 24.1, 24.2, 24.3 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 10:

24.1. Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.

A. 75 J.        B. 150 J.

C. 500 J.        D. 750 J.

24.2. Một vật trọng lượng 50 N được kéo thẳng đều từ mặt đất lên độ cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Xác định công suất của lực kéo.

A. 1 W.        B. 0,5 W.

C. 5 W.        D. 1 W.

24.3. Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này.

A. 1500 kJ.        B. 1200 kJ.

C. 1250 kJ.        D. 880 kJ.

Lời giải:

24.1: Chọn đáp án D

Hướng dẫn:

Muốn đẩy được hòm lên trên mặt sàn thì người đó phải tác dụng một lực lớn hơn hoặc bằng lực ma sát của mặt sàn: F ≥ Fms

Vì vậy công tối thiểu mà người đó phải thực hiện là:

A = Fms.s = µmg.s = 0,1.150.10.5 = 750J

24.2: Chọn đáp án C

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

24.3: Chọn đáp án B

Hướng dẫn:

Ô tô chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang vì vậy lực kéo của động cơ ô tô phải có độ lớn bằng lực ma sát

F = Fms = µP = 0,08.5000 = 400N

Suy ra A = F.s = 400.3000 = 1200000J = 1200kJ

Bài 24.4 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 10: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định công và công suất của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này. Bỏ qua sức cản của không khí.

A. 12,25 kJ và 2,45 kW.        B. 12,5 kJ và 2,5 kW.

C. 25 kJ và 5 kW.        D. 24,5 kJ và 4,9 kW.

Lời giải:

Khi nâng vật lên độ cao h, lực nâng F thực hiện công :

A = Fh

Chọn chiểu chuyển động của vật là chiều dương. Áp dụng định luật II Niu-tơn đối với chuyển động của vật m :

ma = F- P = F- mg

suy ra: F = m(a + g) = 500(0,2 + 9,8) = 5000 N.

Thay h = at2/2 = 0,2.52/2 = 2,5(m), ta tìm đươc :

Công của lực nâng: A = 5000.2,5 = 12500 J = 12,5 kJ.

Công suất của lực nâng: P = A/t = 12500/5 = 2500(W) = 2,5 kW.

Chọn đáp án B.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 10 hay khác: