Bài 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5, 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6


Bài 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5, 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6

Bài 19.1 trang 59 SBT Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. khối lượng của chất lỏng tăng

B. trọng lượng của chất lỏng tăng

C. thể tích của chất lỏng tăng

D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng

Lời giải:

Chọn C

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

Bài 19.2 trang 59 SBT Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm

C. khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi

D. khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng

Lời giải:

Chọn B

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = m/V

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Bài 19.3 trang 59 SBT Vật Lí 6: Hãy mô tả thí nghiệm vẽ ở hình 19.1 và giải thích

Bài 19.3 trang 59 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

Lời giải:

- Hình a: bình thủy tinh chứa chất lỏng đặt trên giá, phía dưới đặt 1 đèn cồn

- Hình b: khi đun, ban đầu mực nước trong ống hút tụt xuống một chút, vì khi đun nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước

- Hình c: sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu

Bài 19.4 trang 59 SBT Vật Lí 6: Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20o C?

Lời giải:

Vì thể tích của bình phụ thuộc nhiệt độ. Trên bình ghi 20oC, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 20oC vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.

Bài 19.5 trang 59 SBT Vật Lí 6: An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?

Lời giải:

Vì khi đổ đầy nước rồi nút chặt bỏ vào ngăn đá, nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng có thể làm vỡ chai gây nguy hiểm.

Bài 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6: Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng lượng benzen ( chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau.

1. Hãy tính độ tăng thể tích ( so với Vo) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng

Bài 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

2. Vẽ lại vào vở hình 19.2, dùng dấu (+) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ ( ví dụ trong hình là độ tăng thể tích ΔV2 ứng với nhiệt độ 20oC

a. Các dấu + có nằm trên một đường thẳng không?

b. có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25oC không? Làm thế nào?

Bài 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

Lời giải:

1. Tính độ tăng thể tích: ΔVo = 0 cm3 ΔV1 = 11 cm3

ΔV2 = 22 cm3 ΔV3 = 33 cm3 ΔV4 = 44 cm3

a. Các dấu chấm nằm trên một đường thẳng

b. Độ tăng thể tích ở 25oC là 27,5oC

Cách là:

cứ tăng 10oC: ΔV = 11oC

cứ tăng 5oC: ΔV = 5,5oC

Độ tăng thể tích ở 25oC là:

22 + 5,5 = 27,5 cm3

Bài 19.6 trang 59 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 6 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.