Bài 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 trang 57 SBT Vật Lí 6


Bài 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 trang 57 SBT Vật Lí 6

Bài 18.1 trang 57 SBT Vật Lí 6: Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. khối lượng của vật tăng

B. khối lượng của vật giảm

C. khối lượng riêng của vật tăng

D. khối lượng riêng của vật giảm

Lời giải:

Chọn D. Vì D = m/V, V tăng, m không đổi

Bài 18.2 trang 57 SBT Vật Lí 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách dưới đây?

A. hơ nóng nút

B. hơ nóng cổ lọ

C. hơ nóng cả nút và cổ lọ

D. hơ nóng đáy lọ

Lời giải:

Chọn B

Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

Bài 18.3 trang 57 SBT Vật Lí 6: Hãy đưa vào bảng ghi độ nở dài tính ra micromet (1 micromet = 0,001 milimet) của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm 1oC để trả lời các câu hỏi sau:

Thủy tinh chịu lửaThủy tinh thường Hợp kim platinit Sắt nhômĐồng
3Từ 8 đến 9 912 2229

1. Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín?

A. Sắt

B. Đồng

C. Hợp kim platinit

D. Nhôm

2.Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?

Lời giải:

1. Chọn C. Vì hai chất này nở vì nhiệt gần giống nhau.

2. Vì thủy tinh chịu lửa nở ra vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần

Bài 18.4 trang 57 SBT Vật Lí 6: Hình 18.1 vẽ dụng cụ thí nghiệm chứng minh sự nở dài của vật rắn. Thanh ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng

a. Tại sao khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo ?

b. Hãy tìm cách đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh này

Bài 18.4 trang 57 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

Lời giải:

a. Khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo vì thanh ngang nở ra vì nhiệt dài hơn giá đo.

b. Muốn đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh thì ta hơ nóng giá đo.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 6 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.