Bài 21.10, 21.11, 21.12, 21.13, 21.14 trang 68 SBT Vật Lí 6


Bài 21.10, 21.11, 21.12, 21.13, 21.14 trang 68 SBT Vật Lí 6

Bài 21.10 trang 68 SBT Vật Lí 6: Có hai băng kép loại "nhôm – đồng" và "đồng- thép". Khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của băng thứ nhất nằm ở vòng ngoài, thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở vì nhiệt từ it đến nhiệt nào dưới đây là đúng?

A. thép, đồng, nhôm

B. nhôm, đồng, thép

C. thép, nhôm, đồng

D. đồng, nhôm, thép

Lời giải:

Chọn B

Với băng kép loại "nhôm - đồng" khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của nó nằm ở vòng ngoài, vậy nhôm nở nhiều hơn đồng.

Với băng kép "đồng - thép" thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong vậy đồng nở nhiều hơn sắt. Vậy kết hợp ta có thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là: Thép, đồng, nhôm.

Bài 21.11 trang 68 SBT Vật Lí 6: Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình 21.6. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình 21.6. Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau

Bài 21.11 trang 68 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

A. vị trí 1 B. vị trí 2 C. vị trí 3 D. vị trí 4

Lời giải:

Chọn B

Vì khi đốt nóng thanh đồng BC sẽ dài ra vì sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, thanh đồng AB cũng bị dài ra do sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. Mà thanh đồng AB và BC luôn vuông góc với nhau nên đầu A có thể dịch chuyển đến vị trí 2.

Bài 21.12 trang 68 SBT Vật Lí 6: Hình nào trong hình 21.7 vẽ đúng băng kép đồng – nhôm ( Cu=Al) trước khi được nung nóng (1) và sau khi được nung nóng (2)?

Bài 21.12 trang 68 SBT Vật Lí 6 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 6

Lời giải:

Chọn D

Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn so với đồng nên mặt lõm cong về phía đồng.

Bài 21.13 trang 68 SBT Vật Lí 6: Lấy kéo cắt một băng dài từ tờ giấy bạc trong bao thuốc lá ( giấy bạc được cấu tạo từ 1 lớp nhôm mỏng ép dính với 1 lớp giấy). Dùng tay căng băng theo phương nằm ngang, mặt nhôm nằm ở phía dưới, rồi di chuyển băng đi lại trên ngọn lửa sao cho băng không cháy. Mô tả hiện tượng xảy ra. Giải thích

Lời giải:

Băng giấy bạc bị cong về phía mặt giấy. Vì băng giấy bạc có cấu tạo như băng kép – bạc nở vì nhiệt nhiều hơn giấy nên cong về phía giấy

Bài 21.14 trang 68 SBT Vật Lí 6: Người ta thường thả “đèn trời” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn ( hoặc 1 vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn ( hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao?

Lời giải:

Khi đốt đèn lên, không khí trong đèn nóng lên, nở ra, khí nhẹ bay lên cao, khí lạnh phía dưới lùa vào chiếm chỗ và tạo ra luồng gió đẩy đèn từ dưới lên.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 6 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.