X

Giải sách bài tập Vật Lí 7

Bài 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.5 trang 26 SBT Vật Lí 7


Bài 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.5 trang 26 SBT Vật Lí 7

Bài 11.1 trang 26 SBT Vật Lí 7: Vật phát ra âm cao hơn khi nào ?

A. khi vật dao động mạnh hơn

B. khi vật dao động chậm hơn

C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn

D. khi tần số dao động lớn hơn

Lời giải:

Đáp án: D

Âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số dao động nên vật phát ra âm cao hơn khi tần số dao động lớn hơn.

Bài 11.2 trang 26 SBT Vật Lí 7: Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :

Số dao động trong một giây gọi là ……….

Đơn vị đo tần số là ….(Hz)

Tai người bình thường có thể nghe được những âm thanh có tần số từ … đến ….

Âm càng bổng thì có tần số dao động càng ….

Âm càng trầm thì có tần số dao động càng ….

Lời giải:

Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị đo tần số dao động là héc ( Hz).

Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz.

Âm càng bổng thì tần số dao động càng lớn.

Âm càng trầm thì tần số dao động càng nhỏ.

Bài 11.3 trang 26 SBT Vật Lí 7: Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp của các nốt nhạc "đồ và rê" ; của các nốt nhạc "đồ và đố".

Lời giải:

- Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp

- Tần số dao động của âm "đồ" nhỏ hơn tần số dao động của âm "rê".

- Tần số dao động của âm "đồ" nhỏ hơn tần số dao động của âm "đố".

Bài 11.4 trang 26 SBT Vật Lí 7: Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm.

a. con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai con trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn.

b*. Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra ?

Lời giải:

a. Vì con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất nên con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

b. Vì tai ta có thể nghe được những âm do vật dao động với tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz. Do tần số dao động của cánh chim nhỏ (< 20Hz) nên tai người không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra.

Bài 11.5 trang 26 SBT Vật Lí 7: Hãy sử dụng nhạc cụ tự làm ở bài tập 10.5* ( chai có thể thay bằng ống nghiệm) và bảng hướng dẫn tới đây để tìm hiểu xem độ cao của âm phát ra phụ thuộc vào khối lượng của nguồn âm như thế nào ?

1. Cách tạo ra nốt nhạc. Gõ vào thành các chai ( từ chai số 1 đến số 7). Thổi mạnh vào miệng các chai ( từ chai số 1 đến chai số 7).
2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm). Nguồn âm là :……. Nguồn âm là :….
3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm. Khối lượng của nguồn âm ... Khối lượng của nguồn âm ...
4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra. Độ cao của các âm phát ra ... Độ cao của các âm phát ra ...
5. Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra. Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng ... thì âm phát ra càng ...

Lời giải:

1. Cách tạo ra nốt nhạc. Gõ vào thành các chai ( từ chai số 1 đến số 7). Thổi mạnh vào miệng các chai ( từ chai số 1 đến chai số 7).
2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm). Nguồn âm là : chai và nước trong chai. Nguồn âm là : cột không khí trong chai.
3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm. Khối lượng của nguồn âm tăng dần. Khối lượng của nguồn âm giảm dần
4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra. Độ cao của các âm phát ra giảm dần. Độ cao của các âm phát ra tăng dần
5. Rút ra mối liên hệ Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng nhỏ ( hoặc lớn) thì âm phát ra càng cao, bổng ( hoặc thấp, trầm).

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 7 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 7:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.