X

Giải sách bài tập Vật Lí 7

Bài 11.6, 11.7,11.8, 11.9, 11.10 trang 27 SBT Vật Lí 7


Bài 11.6, 11.7,11.8, 11.9, 11.10 trang 27 SBT Vật Lí 7

Bài 11.6 trang 27 SBT Vật Lí 7: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất ?

A. trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.

C. trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.

D. trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.

Lời giải:

Đáp án: A.

Vì tần số là số dao động trong 1 giây

Ta có tần số ở câu B là : 3000 :60 = 50Hz

Tần số ở câu C là : 500 : 5 = 100Hz

Tần số ở câu D là : 1200 : 20 = 60Hz

Vậy tần số dao động lớn nhất là đáp án A với 200 dao động.

Bài 11.7 trang 27 SBT Vật Lí 7: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm ?

A. Khi âm phát ra với tần số cao

B. Khi âm phát ra với tần số thấp

C. Khi am nghe to

D. Khi âm nghe nhỏ

Lời giải:

Đáp án: B

Âm phát ra trầm khi tần số dao động càng thấp.

Bài 11.8 trang 27 SBT Vật Lí 7: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có kết luận nào sau đây?

Khi gảy đàn, nếu:

A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.

C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.

D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nho.

Lời giải:

Đáp án: A

Khi gảy đàn, nếu dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

Bài 11.9 trang 27 SBT Vật Lí 7: Tại sao khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn?

Lời giải:

Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có 1 dây. Một đầu của dây đàn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn, có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.

Bài 11.10 trang 27 SBT Vật Lí 7: Bằng quan sát và lắng nghe âm phát ra từ chiếc đàn ghita khi ta gảy một dây đàn, rồi cũng gảy dây đàn đó nhưng bấm lần lượt ở các phím khác nhau, hãy đưa ra nhận xét về tần số dao động của dây đàn khi thay đổi vị trí bấm trên phím đàn.

Lời giải:

Khi bấm vào các phím đàn trên cùng một dây là ta đã thay đổi chiều dài của dây đàn đó. Dây đàn càng ngắn thì âm phát ra càng cao, do đó tần số dao động của dây càng cao.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 7 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 7:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.