Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 trang 15 SBT Vật Lí 7
Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 trang 15 SBT Vật Lí 7
Bài 5.1 trang 15 SBT Vật Lí 7: Nói về tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng , câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật
C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D. hứng được trên màn và lớn hơn vật
Lời giải:
Đáp án: C
Vì ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên mà và có độ lớn bằng vật.
Bài 5.2 trang 15 SBT Vật Lí 7: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.
1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách
a. áp dụng tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng
b. áp dụng định luật phán xạ ánh sáng
2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?
Lời giải:
Vẽ như hình bên:
a. Vẽ SS’ ⊥ gương và SH = S’H
b.
- Vẽ SI, SK và các pháp tuyến IN1 và KN2
- Sau đó vẽ i = i’ thì ta có hai tia phản xạ IR1 và KR2 kéo dài gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong câu a.
2. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau.
Bài 5.3 trang 15 SBT Vật Lí 7: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng ( hình 5.1). Góc tạo bởi vật và mặt phẳng gương bằng 60°. Hãy vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.
Lời giải:
Vẽ hình như hình bên:
AA’ ⊥ gương, AH = A’H, BB’ ⊥ gương, BK = B’K
Từ đó ta có AB và A’B’ gặp nhau ở I trên mặt gương
Góc tạo bởi ảnh A’B’ và mặt gương bằng 60° vì góc tới bằng 60° nên góc phản xạ cũng bằng 60°.
Bài 5.4 trang 15 SBT Vật Lí 7: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng
a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).
b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2).
Lời giải:
a. Vẽ như hình bên: SS’ ⊥ gương cắt gương tại H sao cho SH = S’H
b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A.