Bài 5.5, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10 trang 16 SBT Vật Lí 7
Bài 5.5, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10 trang 16 SBT Vật Lí 7
Bài 5.5 trang 16 SBT Vật Lí 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
A. hứng được trên màn và lớn bằng vật
B. không hứng được trên màn
C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D. cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Lời giải:
Đáp án: A
Ảnh của một vật tạo bới gương phẳng không có tính chất hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Bài 5.6 trang 16 SBT Vật Lí 7: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.
A. d = d’
B. d > d’
C. d < d’
D. không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật
Lời giải:
Đáp án: A
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoáng cách từ ảnh của điểm đó đến gương nên d=d’.
Bài 5.7 trang 16 SBT Vật Lí 7: Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như ở hình 5.3. Đặt mắt ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình.
Lời giải:
- Muốn cho ảnh của hai quả cầu che lấp nhau thì hai tia tới xuất phát từ hai điểm sán A, B phải cho hai tia phản xạ trùng lên nhau. Như vậy hai tia tới cũng phải trùng lên nhau. Hai tia tới duy nhất có thể trùng lên nhau là hai tia nằm trên đường thẳng AB, cắt mặt gương ở I.
- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ở I (i = r), ta vẽ được tia phản xạ chung IR. Để mắt trên đường truyền của IR, ta sẽ nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.
Bài 5.8 trang 16 SBT Vật Lí 7: Đặt một gương phẳng trước một vật như thế nào thì nhìn thấy ảnh của vật lộn ngược so với vật? Vẽ hình.
Lời giải:
Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng lộn ngược so với vật, có nghĩa là AB và A’B’ cùng nằm trên một đường thẳng. Các tia tới xuất phát từ A và B vuông góc với mặt gương ( góc tới i = O°) sẽ cho hai tia phản xạ đi qua A’ và B’ có góc phản xạ r = i = O° và cùng vuông góc với mặt gương. Do đó AB và A’B’ đều nằm trên đường thẳng AI vuông góc với gương. Có nghĩa là phải đặt vật AB vuông góc với mặt gương.
Bài 5.9 trang 16 SBT Vật Lí 7: Hãy vẽ ảnh của chữ ÁT đặt trước gương phẳng như hình 5.4. Ảnh thu được là chữ gì?
Lời giải:
Áp dụng tính chất ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng (cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương) ta lần lượt vẽ ảnh của từng điểm trên chữ ÁT, ta thu được ảnh là chữ TÀ.
Bài 5.10 trang 16 SBT Vật Lí 7: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM ( hình 5.5). Khi cho gương quay một góc 30° quanh O thì ảnh của S di chuyển trên đường nào? Đoạn thẳng OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Khi gương ở vị trí OM thì cho ảnh S là S', ta có SI = IS' và hai góc bằng nhau ∠SOI = ∠IOS'
Cũng như thế, khi gương quay quanh điểm C đến vị trí OM' cho ảnh S" , ta có: SK = KS" vì ∠SOK = ∠KOS".
Như vậy khi gương quay được một góc α = MOM' thì ảnh quay được một góc β = ∠S'OS"
Theo hình vẽ ta có: β = ∠S'OS" = ∠S'OK + ∠KOS"
⇒ ∠S'OK = ∠MOM' - ∠IOS' = α - ∠IOS' = α - ∠IOS
Do đó: β = α - ∠IOS + ∠KOS" = α + (∠KOS - ∠IOS) = α + α = 2α.
Vậy khi gương quay được một góc α thì đường nối ảnh với O quay được một góc β = 2α. Vì OS = OS' = OS" nên ảnh di chuyển trên một cung tròn có bán kính OS' = OS.