Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 Bài 2: Liêm khiết
Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 2: Liêm khiết
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 2: Liêm khiết hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8.
Vở bài tập GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Liêm khiết | Trái với liêm khiết |
- Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập | - Quay cóp bài để đạt điểm cao |
- Chịu khó làm ăn để thoát nghèo | - Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ |
- Nhặt được của rơi trả người đã mất | - Buôn lậu, trốn thuế |
- Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình | - Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân |
- Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân | - Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức |
Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
- Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người
- Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:
- Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân
- Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải
- Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức
- Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch
Câu 4 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Một vài tấm gương liêm khiết:
Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến
Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.
Câu 5 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu
B. Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở người người giàu sang
C. Làm người biết nghĩ biết suy
Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài
D. Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
E. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
F. Của mình thì giữ bo bo
Của người thì đớp cho no rồi về
G. Áo rách cốt cách người thương
H. Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Trả lời:
Chọn đáp án: A, B, D, G
Câu 6 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.
b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết
c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.
Câu 7 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.
Câu 8 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Hành vi | Đúng | Sai |
A. Phải quan hệ thật tốt với các thầy cô giáo thì mới mong được điểm cao | X | |
B. Ông Hải thường xuyên nhận quà biếu xén của nhân viên | X | |
C. Hà nhặt được tiền của Nam làm rơi nhưng lờ đi | X | |
D. Mai luôn tự lực phấn đấu vươn lên trong học tập | X | |
E. Hùng thường xuyên quay cóp trong giờ kiểm tra | X | |
G. Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình | X |
Câu 9 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng
b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,...Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.
Câu 2 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.
III. Truyện đọc, thông tin
Câu a (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:
- Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.
- Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.
Câu b (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.