Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 - Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 hay, ngắn nhất
Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 - Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 hay, ngắn nhất
Tuyển tập các bài giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 3: Tôn trọng người khác
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 10: Tự lập
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vở bài tập GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vở bài tập GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người chính trực là:
- Ông đặc biệt lưu ý diệt trừ nạn tham ô
- Điều tra và xử lại đúng vụ án sai của Tri huyện Thanh Ba, xử đúng người đúng tội, trả lại đất đai cho người nghèo
- Ông kiên quyết không nghe lời tỉnh cầu của Hình bộ thượng thư về việc tha lỗi cho Tri huyện Thanh Ba, đồng thời còn khẳng định rằng “Tôi và ông đều là quan triều đình, phải công bằng, chính trực, thẳng thắn”.
Câu 2 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
- Chấp hành nội quy nới mình sinh sống, học tập và làm việc.
- Phê phán, lên án những việc làm sai trái
- Biết lắng nghe, phân tích đúng sai và đưa ra ý kiến của bản thân
Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
- Làm trái với những quy định của pháp luật, địa phương, cơ quan nơi mình sống, làm việc và học tập
- Tự ý làm những hành động sai trái bất chấp pháp luật
- Thấy việc làm sai phạm của người khác mà không dám phê phán, đưa ra ý kiến của mình.
Câu 3 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Thái độ bang quan của mọi người trước những hành động sai trái gây nên rất nhiều hệ quả đáng tiếc:
- Đối với xã hội: tạo nên một môi trường xã hội không văn minh, ích kỉ, trở thành mối hiểm họa với mọi cá nhân, ai cũng phải sống đề phòng và chỉ nghĩ đến bản thân mình.
- Đối với người bị hại: thiệt hại về tinh thần, kinh tế và mất niềm tin vào xã hội, từng bước trở thành người ích kỉ, không còn đấu tranh cho lẽ phải
- Đối với mỗi cá nhân chúng ta: không được sống vô tư khi xung quanh lẽ phải không được bảo vệ, mối nguy hiểm luôn thường trực đe dọa.
Câu 4 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, bản thân em cần:
- Nghe lời răn dạy của ông bà, cha me, thầy cô giáo
- Chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của trường lớp
- Biết phân biệt đúng sai, đề cao lẽ phải, phê phán những hành động sai trái
- Dũng cảm tố cáo những hành vi trái với lẽ phải, không để những lời đe dọa hoặc những người có quyền lực làm sai lệch sự thật và lẽ phải
Câu 5 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Tôn trọng lẽ phải | Không tôn trọng lẽ phải | |
Gia đình | Nghe theo lời dạy của ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ người thân, yêu thương, quý trọng anh chị em trong gia đình,... | Không thờ cúng ông bà tổ tiên, cãi lời cha mẹ, ruồng bỏ anh chị em, nhất nhất bênh vực người thân dù họ có lỗi,.. |
Nhà trường | Vâng lời thầy cô, chấp hành đúng nội quy nhà trường, biết giúp đỡ bạn bè, không làm trái đạo đức của một người học sinh,... | Không làm theo những bài học, lời khuyên tích cực của thầy cô, không bao giờ nghe theo lời góp ý của bạn bè,.. |
Xã hội | Chống lại những sai trái, tiêu cực, đấu tranh với tệ nạn xã hội, biết lắng nghe những lời góp ý tích cực từ mọi người, biết điều chỉnh hành vi của bản thân,.. | Chỉ trích người khác mà không có lí do, cố tình bao biện cho việc làm sai trái của mình, sa vào các tệ nạn xã hội,... |
Câu 6 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bênh vực ý kiến đó.
Câu 7 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải đó là:
A. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng chữ sang bình thường
C. Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
E. Làm người suy chín xét xa
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài
G. Khôn ngoan ba chốn bốn bề
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai
Câu 8 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Thái độ của Lan tức giận mỗi khi có người không ủng hộ ý kiến của mình là hoàn toàn đáng trách, đó là thái độ không tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng người khác. Những ý kiến Lan đưa ra không phải lúc nào cũng đúng, biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để sửa đổi thì mới có thể tiến bộ được
b. Thái độ của Hùng là một thái độ tiêu cực và không có chính kiến. Hùng hoài nghi tất cả ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp chúng tỏ Hùng không có niềm tin vào cuộc sống, không tin vào khả năng của bản thân, không biết nhận định đúng sai phải trái.
c. Suy nghĩ của An và Mai là hoàn toàn sai. Chơi thân với nhau không có nghĩa là ủng hộ, bảo vệ mọi ý kiến của nhau, bởi có thể những ý kiến bạn đưa ra là sai, là không phù hợp với lẽ phải, là bạn thân phải biết chỉ ra cho bạn những điểm sai để bạn tiến bộ hơn thay vì bao che cho nhau.
Câu 9 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
A. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình
B. Chống lại những quan điểm sai trái, tiêu cực
C. Luôn làm hài lòng những người xung quanh
D. Luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình
E. Bao giờ cũng ủng hộ, bảo vệ quan điểm của bản thân
Trả lời:
Chọn đáp án: B
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Câu nói “bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với người tốt” đã khẳng định ý nghĩa của việc biết lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội. “Bất hợp tác” là thái độ lên án, phê phán chống lại cái xấu, cái ác, “hợp tác” là tôn trọng, tuân theo và nghiêm túc thực hiện điều tốt, điều thiện. Hai việc là này có ý nghĩa quan trọng tương đương với nhau, song hành với nhau thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Câu 2 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Bạn Quân lớp em là con trai của thầy hiệu phó trong trường, tuy nhiên Quân là một học sinh hiếu động, không ham học lại thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy lớp. Một lần, do xảy ra xích mích, Quân và Nam đã xảy ra xô xát với nhau. Mặc dù biết là Quân là con của thầy hiệu phó nhưng cô Loan lớp em đã có hình thức xử lí rất công bằng, không bao che, dung túng cho việc làm của bạn. Cô đã hạ hạnh kiểm và kỉ luật của hai bạn như nhau. Từ đó chúng em cảm thấy thêm yêu quý và phục cô hơn.
Câu 3 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của Hà. Chân lí không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh bởi lẽ những dẫn chứng mà bạn đưa ra lịch sử đã chứng minh và cho ta câu trả lời rằng những kẻ làm việc xấu, việc ác đến cuối cùng vẫn bị diệt vong.
Chân lí không thuộc về kẻ mạnh hay kẻ yếu mà chân lí thuộc về lẽ phải. Minh chứng là trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phải đối đầu với kẻ thù vô cùng mạnh thế nhưng với tinh thần chính nghĩa nước Việt Nam ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược giành lại độc lập cho non sông.
Vở bài tập GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Liêm khiết | Trái với liêm khiết |
- Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập | - Quay cóp bài để đạt điểm cao |
- Chịu khó làm ăn để thoát nghèo | - Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ |
- Nhặt được của rơi trả người đã mất | - Buôn lậu, trốn thuế |
- Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình | - Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân |
- Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân | - Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức |
Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
- Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người
- Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:
- Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân
- Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải
- Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức
- Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch
Câu 4 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Một vài tấm gương liêm khiết:
Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến
Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.
Câu 5 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu
B. Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở người người giàu sang
C. Làm người biết nghĩ biết suy
Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài
D. Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
E. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
F. Của mình thì giữ bo bo
Của người thì đớp cho no rồi về
G. Áo rách cốt cách người thương
H. Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Trả lời:
Chọn đáp án: A, B, D, G
Câu 6 (trang 11 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.
b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết
c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.
Câu 7 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.
Câu 8 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Hành vi | Đúng | Sai |
A. Phải quan hệ thật tốt với các thầy cô giáo thì mới mong được điểm cao | X | |
B. Ông Hải thường xuyên nhận quà biếu xén của nhân viên | X | |
C. Hà nhặt được tiền của Nam làm rơi nhưng lờ đi | X | |
D. Mai luôn tự lực phấn đấu vươn lên trong học tập | X | |
E. Hùng thường xuyên quay cóp trong giờ kiểm tra | X | |
G. Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình | X |
Câu 9 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng
b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,...Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.
Câu 2 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.
III. Truyện đọc, thông tin
Câu a (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:
- Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.
- Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.
Câu b (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.
Vở bài tập GDCD 8 Bài 3: Tôn trọng người khác
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Những biểu hiện tôn trọng người khác: Kính trọng lễ phép với thầy cô, yêu quý, đoàn kết với bạn bè, lắng nghe quan tâm người khác, sống chan hòa với mọi người, kính trọng ông bà, cha mẹ, chấp hành nội quy nơi công cộng
Câu 2 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Trong cuộc sống, mỗi người phải biết tôn trọng người khác vì: khi ta tôn trọng người khác thì mới có thể nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người luôn tôn trọng nhau thì xã hội mới trở nên lành mạnh, tốt đẹp được.
Câu 3 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
- Bản thân em: Biết tôn trọng thầy cô, yêu thương bạn bè, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kính yêu ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi, không chê bai khuyết điểm của người khác,...
- Các bạn trong lớp: Lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không nói xấu nhau trong lớp, không bới móc khuyết điểm của nhau, biết giúp đỡ nhau trong học tập, không phân biệt học sinh khá giỏi trong lớp học,..
Câu 4 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Câu nói “tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình”, câu nói có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của việc tôn trọng người khác. Khi ta tôn trọng người khác thì mới có thể nhận lấy sự tôn trọng của người khác đối với mình, mới được mọi người yêu thương, quý trọng. Khi ta biết tôn trọng người khác, bản thân sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Đó chính là cách thể hiện sự tôn trọng chính bản thân mình.
Câu 5 (trang 17 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Hành vi của Hà là chưa đúng. Bởi vì mặc dù chú Hải có lười lao động, có mắc phải những tệ nạn xã hội thì chính chú sẽ tự phải gánh lấy hậu quả, xã hội, pháp luật sẽ có những biện pháp xử lí. Còn bản thân Hà là người nhỏ tuổi hơn, Hà không có quyền được phán xét và có những thái độ coi thường người lớn
Câu 6 (trang 17 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Hai bạn Nam đâm vào đuôi xe của người khác rồi cười ré lên. Đây là hành vi thiếu tôn trọng người khác, gây phản cảm
b. Mai cầm chổi tre quét nước từ thềm nhà ra mặt đường, do không quan sát nên làm bẩn vào người đi đường, Đây là hành vi thiếu tôn trọng và gây ảnh hưởng khó chịu cho người khác.
c. Tuấn bị mẹ mắng giận dỗi cãi lại và đi chơi đến tối mới về. Đây là hành vi thể hiện sự vô lễ, nông nổi, thiếu suy nghĩ
d. Hùng đi học muộn, thầy giáo đang giảng bài, em thản nhiên vào lớp. Hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với giáo viên và các bạn trong lớp, gây ức chế đối với giáo viên, gây ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp.
e. Hương mặc quần sooc và áo ngắn đi chùa. Đây là hành vi gây phản cảm chốn linh thiêng, không tôn trọng nơi của Phật, không tôn trọng những người đi chùa
f. Mạnh và Tuấn nói chuyện rôm rả với nhau khi đang xem phim trong rạp. Đây là hành vi thiếu ý thức nơi công cộng, thể hiện sự không tôn trọng những người cùng xem, gây khó chịu cho người khác
Câu 7 (trang 17 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Biểu hiện, hành vi, việc làm | Tôn trọng người khác |
A. Nhận xét khuyết điểm của bạn | |
B. Chăm chú nhìn người đối diện khi nói chuyện | X |
C. Lắng nghe và quan tâm đến mọi người | X |
D. Cười đùa trong giờ học | |
E. Chỉ cần tôn trọng người hơn tuổi mình | |
F. Quên không trả sách đã mượn | |
G. Đổ rác đúng nơi quy định | X |
H. Sống chan hòa với mọi người | X |
Câu 8 (trang 18 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Hành vi của Hùng thể hiện sự thiếu văn minh, lịch sự, không tôn trọng người khác. Đó là biểu hiện của suy nghĩ, việc làm xấu, có thể dùng để đánh giá bản chất của con người.
Câu 9 (trang 18 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
a. Biểu hiện của hai nữ sinh thể hiện sự thiếu hiểu biết, không biết tôn trọng người khác, thái độ không văn minh
b. Nếu gặp tình huống tương tự, em sẽ yêu câu 2 bạn nữ sinh đó xếp hàng chờ đến lượt. Bởi lẽ ai cũng có những việc bận riêng, văn hóa xếp hàng cần được thực hiện một cách văn minh, có như vậy xã hội mới trở nên tiến bộ.
Câu 10 (trang 19 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Trong tính huống trên, lời nói, thái độ, hành động của đám thanh niên đáng bị lên án chê trách. Nó vừa thể hiện sự thiếu hiểu biết, không có ý thức nơi công cộng, vừa có những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người khác.
Còn hành động vứt rác đúng nơi quy định của “chúng tôi” đáng được khen ngợi.
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 20 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến này bởi vì: Đã là con người, ai ai cũng cần được tôn trọng kể cả người ít tuổi. Trong cuộc sống, sự tôn trọng của người khác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đó là giá trị của cuộc sống
Câu 2 (trang 20 Vở bài tập Giáo dục công dân 8):
Trả lời:
Ý kiến đó là hoàn toàn sai. Tôn trọng người khác không phải là tự hạ thấp chính mình mà hoàn toàn ngược lại, tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình. Khi mình tôn trọng người khác thì mới nhận lại được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng không có nghĩa là nhất nhất nghe theo lời người khác, làm theo ý của họ, sợ người khác mất lòng mà là biết lắng nghe nhưng vẫn giữ được bản sắc của riêng mình.