Giải Vở bài tập Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết
Giải Vở bài tập Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết
Bài 1 trang 76 Vở bài tập Lịch sử 7: Lập bảng hệ thống các giai đoạn tồn tại của chế độ phong kiến ở châu Âu theo mẫu sau:
Trả lời:
Niên đại | Giai đoạn | Sự kiện nổi bật | Danh nhân (nếu có) |
Cuối thế kỉ V - X | Xác lập và hoàn thiện chế độ phong kiến Châu Âu. | Hình thành các lãnh địa phong kiến. | |
Thế kỉ XI - XIV | Thời kì phát triển toàn thịnh của chế độ phong kiến châu Âu | Xuất hiện các thành thị trung đại. Diễn ra các cuộc phát kiến địa lí. | Va – xcô đơ Ga – ma, C. Cô – lôm – bô, Ma – gien – lan,… |
Thế kỉ XV - XVI | Giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. | Phong trào văn hóa Phục hưng, Phong trào Cải cách tôn giáo. | Ph. Ra – bơ – le, N. Cô – péch – ních, U. Sếch – xpia… |
Bài 2 trang 76 Vở bài tập Lịch sử 7: Em hãy kể tên các triều đại ở Trung Quốc thời phong kiến và nêu rõ thời gian thống trị?
Trả lời:
- Triều Tần: 221 – 206 TCN
- Nhà Hán: 206 TCN – 220
- Nhà Tùy: 589 – 618
- Nhà Đường: 618 – 907
- Nhà Tống: 960 – 1279
- Nhà Nguyên: 1271 – 1368
- Nhà Minh: 1368 – 1644
- Nhà Thanh: 1644 – 1911
Bài 3 trang 77 Vở bài tập Lịch sử 7: Lập bảng thống kê các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến:
Trả lời:
Quốc gia (hay Vương triều) | Hiện nay thuộc nước | Thời gian tồn tại |
Cham - pa | Việt Nam | Năm 192 - 1832 |
Phù Nam | Việt Nam | Năm 68 - 550 |
Lang Xang | Lào | Thế kỉ XIII - XVIII |
Cam – pu – chia (Chân Lạp ) | Cam – pu - chia | Thế kỉ VI - XIX |
Bài 4 trang 77 Vở bài tập Lịch sử 7: Hãy phân tích các giai đoạn phát triển của lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX theo các mục sau:
Trả lời:
Thứ tự | Thời gian | Vương triều | Đặc điểm chính |
1 | 939 - 967 | Ngô | Đất nước buổi đầu độc lập. Nhà nước phong kiến bước đầu được xây dựng. |
2 | 968 - 980 | Đinh | Nhà nước phong kiến bước đầu hoàn thiện. |
3 | 980 - 1009 | Tiền Lê | Nhà nước phong kiến bước đầu phát triển. |
4 | 1010 - 1225 | Lý | Đất nước ổn định, phát triển mọi mặt. Kháng chiến chống Tống thắng lợi. |
5 | 1225 - 1400 | Trần | Đất nước ổn định, phát triển mọi mặt. Ba lần đánh ta giặc Mông – Nguyên. |
6 | 1400 - 1407 | Hồ | Thực hiện cải cách khắc phục khủng hoảng nhưng còn nhiều hạn chế. |
7 | 1428 - 1527 | Lê sơ | Thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến. |
8 | 1533 - 1789 | Lê Trung Hưng | Đất nước không ổn đinh, nhiều cuộc nội chiến xảy xa. |
9 | 1788 - 1802 | Tây Sơn | Kinh tế bước đầu phục hồi. Nhà nước thi hành nhiều chính sách tiến bộ. |
10 | Thế kỉ XIX | Nguyễn | Tình hình đất nước có nhiều biến động. Chế độ phong kiến dần khủng hoảng. |
Bài 5 trang 77-78 Vở bài tập Lịch sử 7: Điều chỉnh lại niên đại, vương triều và người lãnh đạo các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta trong các thế kỉ X – XIX bằng cách ghi số thứ tự:
Trả lời:
Thứ tự | Kháng chiến. Khởi nghĩa | Thứ tự | Triều đại | Thứ tự | Người chỉ đạo | Thứ tự | Niên đại |
1 | Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất | 3 | Trần | 2 | Lý Thường Kiệt | 1 | 981 |
2 | Kháng chiến chống Tống lần thứ hai | 2 | Lý | 1 | Lê Hoàn | 2 | 1075 – 1077 |
3 | Kháng chiến chống Mông – Nguyên | 1 | Tiền Lê | 3 | Trần Hưng Đạo | 4 | 1407 |
4 | Kháng chiến chống Minh | 5 | Lê | 5 | Lê Lợi | 3 | 1258 – 1288 |
5 | Khởi nghĩa Lam Sơn | 6 | Tây Sơn | 6 | Nguyễn Huệ | 6 | 1785 |
6 | Kháng chiến chống Xiêm | 4 | Hồ | 4 | Hồ Quý Ly | 5 | 1418 – 1427 |
7 | Kháng chiến chống Thanh | 6 | Tây Sơn | 7 | Quang Trung | 7 | 1789 |
Bài 6 trang 78 Vở bài tập Lịch sử 7: Thế kỉ X – XIX, ở nước ta có những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào? Em hãy liệt kê những công trình nghệ thuật đó theo những nội dung sau:
Trả lời:
Công trình | Thời gian xây dựng | Đặc điểm chính |
Chùa Một Cột | Năm 1049 | Được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho bông hoa sen đang nở |
Tháp Phổ Minh | Bắt đầu xây năm 1061 được bổ tu quy mô lớn năm 1261 | Có nhà thủy tạ để lễ hội, có đỉnh đồng nặng hơn 1000 cân, ngoài chùa dựng tòa tháp 14 tầng, cao 20 m. |
Cố đô Huế | Bắt đầu xây dựng năm 1802 | Là một tổng thể kiến trúc độ đáo và đa dạng. |
Bài 7 trang 78 Vở bài tập Lịch sử 7: Xác định và phân tích những truyền thống tốt đẹp chủ yếu của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và giữ nước trước thế kỉ XIX?
Trả lời:
- Truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống uống ước nhớ nguồn, truyền thống đoàn kết,…
- Nhờ có những truyền thống tốt đẹp đó, nhân dân Việt Nam đã đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược, chung tay xây dựng đất nước.