X

Giải vở bài tập Lịch Sử 7

Giải Vở bài tập Lịch Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê


Giải Vở bài tập Lịch Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Bài 1 trang 21 Vở bài tập Lịch sử 7: Hãy nêu những việc Đinh Bộ Lĩnh làm sau khi lên ngôi theo các ý sau đây:

- Đặt tên nước

- Định đô

- Phong vương

- Các biện pháp xây dựng đất nước

- Quan hệ đối ngoại

Trả lời:

- Đặt tên nước: Đại Cồ Việt

- Định đô: Hoa Lư

- Phong vương: cho các con và tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc,…

- Các biện pháp xây dựng đất nước: cho xây cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đối với kẻ phạm tội, thì dùng những hình phát khắc nghiệt.

- Quan hệ đối ngoại: sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

Bài 2 trang 21 Vở bài tập Lịch sử 7: Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình nói lên điều gì? Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất:

Xem mình là vua một nước lớn mạnh.
Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng.
Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc).
Không phụ thuộc vào bất cứ một một nước nào.

Trả lời:

Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc).

Bài 3 trang 21 Vở bài tập Lịch sử 7: Tại sao nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước?

Trả lời:

- Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, từ đó chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

- Sau khi Ngô Quyền mất, nước ta bị chia cắt bởi loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

- Vì vậy Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước.

Bài 4 trang 22 Vở bài tập Lịch sử 7: Hãy đánh dấu X vào đầu câu em cho là không phù hợp về việc Thái hậu họ Dương suy tôn Lê Hoàn lên làm vua:

Vua Đinh vừa mất, người kế vị Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
Quân Tống đang ngấp nghé ở biên cương chuẩn bị xâm lược nước ta.
Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại ủng hộ.
Bà Thái hậu họ Dương có tình cảm với Lê Hoàn.
Lê Hoàn là người tài giỏi.

Trả lời:

Bà Thái hậu họ Dương có tình cảm với Lê Hoàn.

Bài 5 trang 22 Vở bài tập Lịch sử 7: Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 9, ghi những thông tin thích hợp vào các chỗ trống trong bản dưới đây:

Triều đại Các chức tước Nhiệm vụ
Đinh Vua
Các chức quan
Các con vua
Tiền Lê Vua
Các chức quan
Các con vua

Trả lời:

Triều đại Các chức tước Nhiệm vụ
Đinh Vua Quản lí mọi việc của quốc gia.
Các chức quan Giúp vua quản lí đất nước.
Các con vua Nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
Tiền Lê Vua Vua nắm mọi quyền hành về dân sự và quân sự.
Các chức quan Giúp vua bàn việc nước.
Các con vua Trấn giữ các vùng hiểm yếu.

Bài 6 trang 23 Vở bài tập Lịch sử 7:

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là sai về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thắng lợi thời Lê Hoàn.

Đánh bại cuộc xâm lược của nước ngoài.
Giữ vững nền độc lập của dân tộc.
Củng cố lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ dân tộc.
Làm cho quân Tống sợ không dám đến xâm lược nước ta.

b) Em hãy giải thích chi tiết đã ghi ở trang 31, SGK: “Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vân sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường”.

Trả lời:

a) Làm cho quân Tống sợ không dám đến xâm lược nước ta.

b) Chi tiết đó thể hiện thiện chí muốn được hòa bình, muốn thiết lập mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc của Lê Hoàn.

Bài 7 trang 23 Vở bài tập Lịch sử 7:

a) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn về sự quan tâm của nhà nước thời Tiền Lê đối với nông nghiệp:

A. Hằng năm vua Lê thường đến khu ruộng tịch điền để làm lễ, tự mình cày mấy đường.

B. Khuyến khích nhân dân khai hoang.

C. Đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi.

D. Cả 3 yếu tố trên.

b) Dựa vào nội dung Bài 9, trang 32, SGK, trình bày vài nét về nông nghiệp thời Tiền Lê.

Trả lời:

a) Chọn D

b) Vài nét về nông nghiệp thời Tiền Lê:

- Hằng năm vua Lê tổ chức lễ cày tịch điền.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

- Đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi.

- Nông nghiệp ngày càng ổn định, bước đầu phát triển.

Bài 8 trang 23-24 Vở bài tập Lịch sử 7:

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là không phù hợp về biểu hiện phát triển của thủ công nghiệp thời Tiền Lê:

Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước chuyên cung cấp các sản phẩm cho vua quan.
Lập xưởng đúc tiền, vũ khí.
Xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền.
Tập trung nhiều thợ khéo làm việc tại các xưởng thủ công, công trình xây dựng.

b) Hãy khoanh trong vào chữ cái đầu câu đúng nhất về nguyên nhân làm cho thủ công nghiệp thời Tiền Lê phát triển:

A. Đất nước đã giành được độc lập.

B. Các thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc.

C. Nhân dân ta khéo tay.

D. Nhà nước có chính sách ưu đãi thợ thủ công.

Trả lời:

a) Tập trung nhiều thợ khéo làm việc tại các xưởng thủ công, công trình xây dựng.

b) Chọn D

Bài 9 trang 24 Vở bài tập Lịch sử 7: Trong ba trong nguyên nhân dưới đây làm cho thương nghiệp thời Lê phát triển, em chọn nguyên nhân nào, vì sao?

A. Thuyền buôn nước ngoài vào nước ta dâng sản phẩm quý lạ, xin trao đổi buôn bán.

B. Nhà nước đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ.

C. Thủ công nghiệp trong cả nước phát triển, sản xuất được nhiều hàng hóa.

Trả lời:

B. Vì để hoạt động trao đổi buôn bán có thể phát triển thì vấn đề giao thông (con đường buôn bán) và việc thống nhất tiền tệ có vai trò quan trọng.

Bài 10 trang 24 Vở bài tập Lịch sử 7: Hãy điền vào chỗ chấm các tầng lớp xã hội thời Đinh – Tiền Lê trong các sơ đồ dưới đây?

Trả lời:

- Bộ máy thống trị bao gồm: vua và các quan văn võ.

- Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

Bài 11 trang 25 Vở bài tập Lịch sử 7:

a)Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là không phù hợp về biểu hiện tinh thần thượng võ và yêu thích hoạt động văn hóa dân gian của nhân dân ta:

Vùng nào cũng có lò vật, trai gái đều chuộng võ.
Người dân thích ca hát, nhảy múa và chơi các trò chơi dân gian.
Tổ chức hát ca trù, giao duyên.
Thích đua thuyền, đánh đu, kéo co, đấu vật.

b)Hãy ghi tiếp những biến cố lớn diễn ra trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê vào chỗ trống của bảng dưới đây?

Trả lời:

a)Vùng nào cũng có lò vật, trai gái đều chuộng võ.

b)

- 939: Ngô Quyền lên ngôi vua.

- 944: Ngô Quyền mất.

- 965: Ngô Xương Văn chết. “Loạn 12 sứ quân”

- 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế.

- 970: Vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- 979: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại.

- 981: Kháng chiến chống Tống thắng lợi.

- 1005: Lê Hoàn mất.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Lịch Sử lớp 7 khác: