Giải Vở bài tập Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
Giải Vở bài tập Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
Bài 1 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 9: Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, xã hội của Liên Xô lâm vào tình trạng khó khăn và ngày càng sa sút. Em hãy trình bày cụ thể những khó khăn đó.
Trả lời:
- Khó khăn về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm: năm 1950, GDP của Liên Xô đạt 14.2%, đến năm 1982 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 2.6%.
+ Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.
+ Lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khan hiếm.
- Khó khăn về xã hội:
+ Mức sống của người dân Liên Xô giảm sút.
+ Tình trạng: vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ, tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.
+ Nhân dân bất mãn với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bài 2 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 9: Khoanh tròn chữ cái chỉ đúng tên người đề ra đường lối cải tổ ở Liên Xô.
A. Xta-lin
B. Khơ-rút-sốp
C. Bre-giơ-nhép
D. Gooc-ba-chốp
E. En-xin
G. Pu-tin
Trả lời:
D. Gooc-ba-chốp
Bài 3 trang 9-10 Vở bài tập Lịch sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng chỉ mục đích của công cuộc cải tổ ở Liên Xô
Đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thời kì khó khăn. | |
Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó. | |
Đưa nền kinh tế Liên Xô tiến nhanh, theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến. | |
Xây dựng một xã hội mới, dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng và văn minh. |
Trả lời:
Đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thời kì khó khăn. | |
x | Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó. |
Đưa nền kinh tế Liên Xô tiến nhanh, theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến. | |
Xây dựng một xã hội mới, dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng và văn minh. |
Bài 4 trang 10 Vở bài tập Lịch sử 9: Theo em, công cuộc cải tổ ở Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, có đem lại kết quả như mong muốn không? Vì sao?
Trả lời:
- Công cuộc cải tổ của Liên Xô không đem lại kết quả như mong muốn, ngược lại, nó còn đẩy đất nước Liên Xô lún sâu thêm vào khủng hoảng và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
- Giải thích: Công cuộc cải tổ của Liên Xô còn nhiều điểm hạn chế, ví dụ như:
+ Không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán.
+ Sự dao động về lập trường, tư tưởng dẫn đến mất phương hướng chính trị.
+ Không giải quyết đúng đắn giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.
Bài 5 trang 10-11 Vở bài tập Lịch sử 9:
- Hãy điền trên lược đồ tên các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập.
- Ngày ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập?
Trả lời:
- Hãy điền trên lược đồ tên các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập.
- Chú thích: Tên một số nước thuộc SNG
1 – Môn-đô-va
2 – Ác-mê-ni-a
3 – An-déc-bai-gan
4 – Cư-rơ-gư-xtan
5 - Tát-gi-ki-xtan
- Ngày ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập?
Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập ngày 21/12/1991.
Bài 6 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 9: Đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng trầm trọng. Theo em, những biểu hiện của sự khủng hoảng đó là gì?
Trả lời:
Biểu hiện của khủng hoảng ở các nước Đông Âu:
- Về kinh tế:
+ Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp giảm sút.
+ Thương nghiệp trì trệ.
+ Nợ nước ngoài tăng nhanh.
- Về xã hội:
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống chính phủ của công nhân, nhân dân lao động diễn ra khắp nơi.
Bài 7 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn chữ cái chỉ đúng mốc thời gian sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
A. Đầu năm 1989
B. Cuối năm 1989
C. Cuối năm 1990
D. Cuối năm 1998
Trả lời:
B. Cuối năm 1989
Bài 8 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 9: Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu dẫn tới những hậu quả gì?
Trả lời:
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại nhiều hậu quả nặng nề.
+ Thành trì của chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ, chố dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không còn; Đặt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tồn tại trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản.
+ Chủ nghĩa tư bản thắng thế.
+ Sự tuyên truyền của các thể lực tư bản, phản động về sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác – Lênin, của chế độ cộng sản,.... khiến nhiều người dao động, mất niềm tin