Giải Vở bài tập Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
Giải Vở bài tập Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
Bài 1 trang 99-100 Vở bài tập Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về âm mưu của Pháp – Mĩ khi vạch ra kế hoạch Na-va.
X | Tất cả các ý trên đều đúng. |
b. Hãy đánh dấu X vào hai cột trống để phân biệt các bước của kế hoạch Na-va.
Nội dung | Bước 1 (thu – đông 1953 và xuân 1954) | Bước 2 (Thu – đông 1954) |
- Giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường Miền Bắc | x | |
Thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và Miền Nam Đông Dương | x | |
Chuyển lực lượng ra chiến trường Miền Bắc | x | |
Giành thắng lợi quân sự và kết thúc chiến tranh | x |
c. Điểm mấu chốt khi thực hiện kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ
- Điểm mấu chốt trong kế hoạch Na-va là: Tập trung binh lực và hỏa lực để xây dựng các khối quân cơ động mạnh, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm buộc ta phải tiến hành đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp – Mĩ.
Bài 2 trang 100-101 Vở bài tập Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954.
x | Tập trung lực lượng, mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu; tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, phân tán binh lực địch. |
b. Điểm mấu chốt trong phương hướng chiến lược của ta
Điểm mấu chốt trong phương hướng chiến lược của ta là: tiến công, bao vây, chia cắt và phân tán lực lượng địch, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa phàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
c. Hãy điền kiến thức phù hợp vào các ô trống dưới đây để thể hiện vị trí tập trung binh lực của địch trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và rút ra nhận xét.
Các vị trí tập trung binh lực của Pháp trong Đông – Xuân 1953 – 1954:
1 – Đồng bằng Bắc Bộ.
2 – Điện Biên Phủ
3 – Xê-nô (Lào)
4 – Luông-pha-bang (Lào)
5 – Plây-ku
Nhận xét:
- Với các cuộc tiến công chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954, ta đã làm thát bại âm mưu tập trung phần lớn binh lực trên chiến trường chính Bắc Bộ của Pháp, buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta → Kế hoạch Na-va bước đầu phá sản.
Bài 3 trang 101-103 Vở bài tập Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về vị trí Điện Biên Phủ và âm mưu của địch đối với Điện Biên Phủ
x | Điện Biên Phủ nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào. |
x | Địch xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương – “Pháo đài bất khả xâm phạm” |
b. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.
x | Tất cả các ý trên đều đúng. |
c. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi tên tiến công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 1 – màu xanh, đợt 2 – màu vàng, đợt 3 – màu đỏ) theo lược đồ dưới đây.
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta tiến công và tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: từ ngày 30/3 đến 26/4/1954, quân ta tiến công và tiêu diệt các căn cứ phía Đông phân khu trung tâm.
+ Đợt 3: từ ngày 1/5 đến 7/5/1954, quân ta đồng loạt tiến công., tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu nam. Chiều 7/5/1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch, đến 17 giờ 30 phút, toàn bộ ban tham mưu của Địch ra đầu hàng.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
- HS theo dõi lược đồ trong VBT – Trang 102 để hoàn thành bài tập.
d. Hãy trình bày ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Đối với nước ta:
+ Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào âm mưu xâm lược của Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Giơ-ne-vơ giành thắng lợi.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-ting.
+ Góp phần vào việc làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc va duy trì, củng cố hòa bình ở Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.
Bài 4 trang 103 Vở bài tập Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ
x | Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. |
x | Quy định ngày ngừng bắn và thời gian tập kết, chuyển quân ở ba nước Đông Dương. |
x | Quy định ngày ngừng bắn và thời gian tập kết, chuyển quân theo giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. |
x | Ngày 20/7/1956, Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước. |
b. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết có ý nghĩa như thế nào? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
x | Tất cả các ý trên đều đúng. |
Bài 5 trang 104 Vở bài tập Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Đối với dân tộc:
+ Chấm dứt ách thống trị của Thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử dân tộc: Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
- Đối với quốc tế:
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-ting.
b. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
x | tất cả các ý trên đều đúng. |
c. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào mang tính quyết định?
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân mang tính quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là: Đảng ta có đường lối quân sự, chính trị, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.