Giải vở bài tập Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
Giải vở bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh học 8.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 104-105 Vở bài tập Sinh học 8):
1.Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?
2.Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
3.Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? (bằng cách điền vào bảng sau)
Trả lời:
1.Gồm 3 quá trình:
- Quá trình lọc máu (diễn ra ở cầu thận)
- Quá trình hấp thụ lại (diễn ra ở ống thận)
- Quá trình bài tiết tiếp (diễn ra ở ống thận)
2.Nước tiểu đầu so với máu thì không có các tế bào máu và prôtêin.
3.Hoàn thành bảng:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
- Các chất dinh dưỡng nhiều, chất cặn bã ít - Nồng độ các chất hòa tan loãng - Các ion cần thiết: Na+, Cl-, … |
- Các chất cặn bã nhiều: axit uric, crêatin… - Nồng độ các chất hòa tan cao - Các ion thừa: H+, K+, … |
Bài tập 2 (trang 105 Vở bài tập Sinh học 8): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thân diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời:
Sự bài tiết nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định do:
- Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).
- Hoạt động của cơ vòng bóng đái mở ra (sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ ra ngoài.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 105-106 Vở bài tập Sinh học 8): Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thông tin dưới đây bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau: lọc máu ở cầu thận, ống dẫn nước tiểu, nước tiểu chính thức, nước tiểu đầu, hấp thụ lại, bể thận, bóng đái.
Trả lời:
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất còn cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 106 Vở bài tập Sinh học 8): Thực chất quá trình hoàn thành nước tiểu là gì?
Trả lời:
Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu ở cầu thận; quá trình hấp thụ lại nước, các chất cần thiết vào máu và bài tiết tiếp các chất không cần thiết, có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức.
Bài tập 2 (trang 106 Vở bài tập Sinh học 8): Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận:
- Máu theo động mạch tới các cầu thận (do chênh lệch áp suất) tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40 Å) vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, xảy ra 2 quá trình sử dụng năng lượng ATP:
+ Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl-…).
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+… ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Bài tập 3 (trang 106 Vở bài tập Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng.
Trả lời:
Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại vào lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do:
a) Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml). | |
b) Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái. | |
c) Nhờ hoạt động của cơ bụng. | |
d) Chỉ a và b. | |
x | e) Cả a, b và c. |