Giải vở bài tập Sinh học 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy
Giải vở bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh học 8.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập (trang 118 Vở bài tập Sinh học 8): Căn cứ vào kết quả thí nghiệm ở bảng 45 SGK, hãy rút ra kết luận về chức năng của rễ tủy, rồi từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy.
Trả lời:
Chức năng của rễ tủy: rễ trước dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương ra đến cơ quan đáp ứng, rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về đến trung ương. Rễ trước và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy.
Chức năng của dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 118 Vở bài tập Sinh học 8): Điền vào chỗ trống ở những câu sau bằng các thuật ngữ thích hợp:
Trả lời:
Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với các tủy qua các rễ sau và rễ trước.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 118 Vở bài tập Sinh học 8): Tại sao nói: dây thần kinh tủy là dây pha? Giải thích?
Trả lời:
Dây thần kinh tủy là dây pha vì: có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm ( rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước.
Bài tập 2 (trang 118 Vở bài tập Sinh học 8): Trên một ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
Trả lời:
Để biết rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh vào chi trước và lần lượt kích thích mạnh từng chi sau.