X

Giải vở bài tập Vật Lí 7

Giải vở bài tập Vật Lí 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện


Giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I - SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

Câu C1 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: Sơ đồ mạch điện hình 19.3 (SGK)

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Câu C2 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: Một sơ đồ khác cho mạch điện hình 19.3

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

II - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

Câu C4 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7:

Chiều của dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn trong dây dẫn kim loại.

Câu C5 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: (Hình 21.3)

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Chú ý:

Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.

III - VẬN DỤNG

Câu C6 trang 69 Vở bài tập Vật Lí 7:

a) Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.

+ Kí hiệu của nguồn điện này là:

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

+ Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn (về phía bóng đèn)

b) Một trong các sơ đồ có thể là:

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Ghi nhớ:

- Mạch điện được miêu tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 21.1 trang 69 Vở bài tập Vật Lí 7: Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột bên trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó:

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Câu 21.2 trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 SBT trong đó có mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín:

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Câu 21.3 trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7:

a) Dây thứ hai chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ hai của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ hai của bóng đèn.

b) Sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Chú ý: đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên (theo nguồn xoay chiều)

2. Bài tập tương tự

Câu 21a trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7: Vẽ thêm mũi tên vào các sơ đồ mạch điện dưới đây để chỉ chiều quy ước của dòng điện (hình 21.8):

Lời giải:

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Câu 21b trang 71 Vở bài tập Vật Lí 7: Có mạch điện kín trong trường hợp nào dưới đây (hình 21.9)

Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Lời giải:

Chọn D

Vì mạch D có hai day kim loại nhôm và đồng là vật liệu dẫn điện.

Câu 21c trang 71 Vở bài tập Vật Lí 7: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

B. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích âm qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

C. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

D. Chiều quy ước của dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Lời giải:

Chọn A.

Theo quy ước về chiều dòng điện: Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 hay, ngắn gọn khác: