Giải vở bài tập Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 25: Hiệu điện thế
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 25: Hiệu điện thế hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.
A - Học theo SGK
I - HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu C1 trang 85 Vở bài tập Vật Lí 7: Giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của các nguồn điện khi chưa mắc vào mạch:
a) Pin tròn: 1,5V
b) Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V
c) Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V hoặc U = 110V
II - VÔN KẾ
Câu C2 trang 85 Vở bài tập Vật Lí 7: Tìm hiểu vôn kế (hình 25.2 SGK)
2. Vôn kế dùng kim là vôn kế trong hình 25.2a và 25.2b.
Vôn kế dùng hiện số là vôn kế trong hình 25.2c.
3. Ghi đầy đủ vào bảng dưới đây
4. Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu (+) (cực dương), chốt kia ghi dấu (-) (cực âm).
5. Thông thường ở vôn kế, chốt điều chỉnh kim nằm ngay sau phía dưới gốc quay của kim chỉ thị và được kí hiệu là một vòng tròn có rãnh ở giữa.
III - ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI CỰC CỦA NGUỒN ĐIỆN KHI MẠCH HỞ
1. Vẽ sơ đồ mạch điện hình 25.3 SGK vào chổ của hình 25.2
2. Vôn kế của nhóm em có giới hạn đo là 15V
Vôn kế này là phù hợp để đo hiệu điện thế 6V.
3. Chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện và chốt (-) của vôn kế được mắc với cực (-) của nguồn điện.
4. Ghi số chỉ của vôn kế vào bẳng 2 dưới đây:
Câu C3 trang 86 Vở bài tập Vật Lí 7: Từ bảng 2SGK, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận:
Quan sát các giá trị đo được từ bảng 2 ta nhận thấy số chỉ của vôn kế là bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
II - VẬN DỤNG
Câu C4 trang 86 Vở bài tập Vật Lí 7: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a. 2,5V = 2500mV
b. 6kV = 6000V
c. 110V = 0,110kV
d. 1200mV = 1,200.V
Câu C5 trang 86 Vở bài tập Vật Lí 7: Quan sát mặt số của một dụng cụ đo điện được vẽ trên hình 25.4 SGK và cho biết:
a) Dụng cụ này được gọi là vôn kế.
Đó là vì trên dụng cụ này có kí hiệu chữ V
b) Dụng cụ này có GHĐ là 45V và ĐCNN là 1V.
c) Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị 3V.
d) Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị 42V.
Câu C6 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 7: Lựa chọn vôn kế phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện đã cho:
a) Dùng vôn kế 2) với giới hạn đo 5V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ là 1,5V.
b) Dùng vôn kế 3) với giới hạn đo 10V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ là 6V.
c) Dùng vôn kế 1) với giới hạn đo 20V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ là 12V.
Lưu ý: Có thể sử dụng vôn kế có GHĐ 20V để đo hiệu điện thế 1,5V hay 6V nhưng đọc số chỉ trên vôn kế kém chính xác vì 20V lớn hơn nhiều so với 1,5V và 6V.
Ghi nhớ:
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Câu 25.1 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 7: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
Lời giải:
a. 500kV = 500 000V
c. 0,5V = 500mV
b. 220V = 0,220kV
d. 6kV = 6000V
Câu 25.2 trang 88 Vở bài tập Vật Lí 7: Hình 25.2 vẽ mặt số của một vôn kế. Hãy cho biết:
Lời giải:
a) Giới hạn đo của vôn kế này là 13V
b) Độ chia nhỏ nhất của vôn kế là 0,5V
c) Số chỉ của vôn kế khi ở vị trí (1) là 2,0V
d) Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí (2) là 9V
Câu 25.3 trang 88 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy kẻ đoạn thẳng nối một điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để cho biết vôn kế được lụa chọn là phù hợp nhất đi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tương ứng.
Lời giải:
2. Bài tập tương tự
Câu 25a trang 88 Vở bài tập Vật Lí 7: Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây ?
A. Ampe kế.
B. Lực kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vôn kế
Lời giải:
Chọn D.
Vôn kế là dụng cụ để đo hiệu điện thế.
Câu 25b trang 88 Vở bài tập Vật Lí 7: Trong trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế (khác không) ?
A. Giữa hai cực của một thanh nam châm đặt trên bàn.
B. Giữa hai chốt (+) và (-) của ampe kế đặt trên bàn.
C. Giữa hai cực của một pin còn mới đặt trên bàn.
D. Giữa hai đầu của bút thử điện đặt trên bàn.
Lời giải:
Chọn C.
Giữa hai cực của một pin còn mới đặt trên bàn luôn có một hiệu điện thế khác không.
Câu 25c trang 89 Vở bài tập Vật Lí 7: Người ta dùng một pin mới có ghi trên vỏ 1,5V để mắc với một bóng đèn và một vôn kế lần lượt theo các sơ đồ dưới đây (hình 25.3). Khi các công tắc đều ngắt thì vôn kế trong mạch điện của sơ đồ nào có số chỉ là 1,5V ?
Lời giải:
Chọn D.
Vì mỗi cực của vôn kế đều lần lượt nối với mỗi cực của nguồn điện khi K mở nên vôn kế đo hiệu điện thế hai cực của nguồn.