X

Giải vở bài tập Vật Lí 7

Vở bài tập Vật Lí lớp 7 - Giải vở bài tập Vật Lí 7 hay, ngắn nhất


Vở bài tập Vật Lí lớp 7 - Giải vở bài tập Vật Lí 7 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Vật Lí lớp 7.

Vở bài tập Vật Lí lớp 7 - Giải vở bài tập Vật Lí 7 hay, ngắn nhất

Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng

A - Học theo SGK

I - NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

Câu C1 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 7 Điều kiện giống nhau trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng là: có ánh sáng truyền vào mắt.

Lời giải:

Kết luận

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

II - NHÌN THẤY MỘT VẬT

Câu C2 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 7 Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng trong trường hợp a: đèn sáng.

Lời giải:

Ta nhìn thấy được vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy trắng, mảnh giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào mắt.

Kết luận:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

III - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

Câu C3 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 7

Lời giải:

- Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn

- Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy trắng

Kết luận:

Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua gọi là nguồn sáng

Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.

IV – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 7

Lời giải:

Bạn Thanh đúng. Vì ta nhận biết được ánh sáng chỉ khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu C5 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 7

Lời giải:

Ta nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói vì: Các hạt khói gồm các hạt nhỏ li ti nên khi được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xép gần nhau tạo thành một vệt sáng truyền đến mắt ta. Do vậy ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói.

Ghi nhớ:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thất một vật khi có ánh sáng từ vật đố truyền vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 1.1 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 7: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra những tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Lời giải:

Chọn C

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 1.2 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Lời giải:

Chọn B.

Vì nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng mặt trời chiếu vào nó.

Câu 1.4 trang 6 Vở bài tập Vật Lí 7: Ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì ta thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó mắt ta phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh

2. Bài tập tương tự

Câu 1a trang 6 Vở bài tập Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng tối, một người bật đèn đọc sách (hình 1.1). Vì sao người đó nhìn thấy trang sách ?

Bình. Ngọn đèn chiếu ánh sáng đến mắt, rồi ánh sáng đó hắt lại rọi lên trang sách. Do đó, ta nhìn thấy trang sách.

Hải. Ngọn đèn chiếu ánh sáng lên trang sách, rồi ánh sáng đó hặt lại truyền vào mắt ta, nên ta nhìn thấy trang sách.

Em hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm (hình 1.2) để kiểm tra xem ý kiến của ai đúng.

Lời giải:

+ Đặt một ngọn đèn trên bàn.

+ Đặt cạnh ngọn đèn một hộp kín thông với một ống nhòm, bên trong hộp kín đó là quyển sách đang mở.

+ Khi nhìn qua ống nhìn đó để đọc sách, nếu ta nhìn thấy chữ thì bạn Bình nói đúng, nếu ta không nhìn thấy chữ thì bạn Hải nói đúng.

Bài 1a trang 6 Vở bài tập Vật lí 7

Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta, sở dĩ trang sách không phát nguồn sáng mà ta vẫn có thể nhìn thấy nó là vì nó nhận được ánh sáng từ ngọn đèn và hắt vào mắt ta, lúc này trang sách trở thành vật sáng.

⇒ Ta có thể nhìn thấy trang sách trong phòng tối khi bật đèn. Vậy Hải là người có suy luận đúng.

Câu 1b trang 7 Vở bài tập Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng có đèn sáng. Ta có thể dùng một gương phẳng hứng ánh sáng của đèn để soi sáng một chổ tối dưới gầm bàn. Gương đó có phải là nguồn sáng không ? Vì sao ?

Lời giải:

Gương đó không phải là nguồn sáng. Vì nó là vật phản xạ lại ánh sáng từ đèn chiếu tới.

Câu 1c trang 7 Vở bài tập Vật Lí 7: Trong phòng tối, có một ngọn đèn điện treo trước một gương phẳng trên tường. Ta vừa nhìn thấy đèn điện, vừa nhìn thấy ảnh của nó trong gương. Làm thế nào để phân biệt được đèn ở ngoài và đèn nhìn thấy trong gương, cái nào là nguồn sáng, cái nào không phải là nguồn sáng ?

Lời giải:

Cách 1: Vì bóng đèn treo trước gương nên khoảng cách từ mắt đến bóng đèn sẽ gần hơn gương nên ta có thể phân biệt được đèn ngoài và đèn trong gương. Nguồn sáng là đèn ngoài vì nó tự phát sáng, còn đèn trong gương là ảnh của đèn ngoài.

Cách 2. Ta lấy một mảnh vải hoặc tờ giấy báo kích thước lớn đem che mặt gương lại. Khi đó ảnh của đèn trong gương sẽ bị mất đi. Như vậy ta xác định được bóng đèn ở ngoài.

Bài 2: Sự truyền ánh sáng

A - Học theo SGK

I - ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG

Câu C1 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 7: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.

Câu C2 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 7: Để kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C có nằm trên một đường thẳng hay không, bố trí thí nghiệm như sau:

Lời giải:

Đặt mắt sau 3 tấm bìa có đục lỗ để nhìn ánh sáng từ ngọn đèn. Nếu ba lỗ không thẳng hàng, mắt không nhìn thấy ánh sáng từ ngọn đèn truyền tới.

Ta luồn một sợi dây (hay một cây thước thẳng) qua 3 lỗ A, B, C

   + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng thẳng hàng

   + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn không cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng không thẳng hàng

Kết luận:

Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

II -TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG

Câu C3 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 7:

a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

III – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 7: Muốn biết ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường nào đến mắt thì ta làm như sau:

Ta có thể bố trí thí nghiệm như hình 2.1SGK:

+ Dùng một ống cong và một ống thẳng để quan sát bóng đèn pin đang sáng.Trong trường hợp ống thẳng mắt ta mới nhìn thấy đèn sáng, ống cong thì mắt không nhìn thấy đèn sáng. Vậy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Lưu ý: Thực tế mắt ta không nhìn thấy tia sáng mà chỉ nhận thấy chùm sáng truyền tới mắt.

Câu C5 trang 9 Vở bài tập Vật Lí 7: Cách ngắm như sau:

* Đầu tiên cắm hai kim (số 1 và số 2) trên một tờ giấy và nằm trong khoảng từ mắt ngắm đến nguồn sáng, thứ tự hai kim là kim số 1 gần mắt, rồi đến kim số 2.

+ Dùng mắt ngắm sao cho cái kim số 1 che khuất cái kim số 2.

+ Sau đó di chuyển cái kim số 3 đến vị trí bị 2 kim số 1 và số 2 che khuất.

Như vậy ta được 3 kim thẳng hàng.

* Ta làm được điều đó là do: trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Nên kim số 1 nằm trên cùng một đường thẳng nối kim số 2 với kim số 3 và mắt thì ánh sáng từ kim số 2 và kim số 3 không đến được mắt (hai kim này bị kim thứ nhất che khuất), do đó mắt sẽ không nhìn thấy kim thứ hai và ba.

Ghi nhớ:

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

- Có ba loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hôi tụ, chùm sáng phân kì.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 2.1 trang 9 Vở bài tập Vật Lí 7:

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 2 trang 9-10 | Giải vở bài tập Vật Lí 7

a) Đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp có nhìn thấy bóng đèn không (hình 2.1)?

Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì: ánh sáng từ bóng đèn truyền theo đường thẳng và người đó đặt mắt ở vị trí không nằm trên đường đi của các tia sáng từ đèn C đến lỗ A đi thẳng ra ngoài nên không có ánh sáng trực tiếp từ đèn truyền vào mắt người đó.

b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.

Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.

Câu 2.2 trang 10 Vở bài tập Vật Lí 7: Cách làm như sau:

* Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng.

Giải thích cách làm: Cách làm này là sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Khi tất cả đều đứng thẳng hàng thì đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng vì ánh sáng từ những người còn lại (không tính người thứ nhất) truyền theo đường thẳng nhưng bị người đằng trước cản lại không cho ánh sáng tới mắt người đội trưởng.

Câu 2.4 trang 10 Vở bài tập Vật Lí 7: Bố trí một thí nghiệm kiểm tra như sau:

- Kiểm tra ý kiến của Hải: Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ trên miếng này ở đúng điểm C. Nếu đặt mắt ở M thì sẽ không nhìn thấy đèn sáng từ đó kết luận ánh sáng không truyền theo đường vòng. Như vậy bạn Hải nói đúng.

- Kiểm tra ý kiến của Bình: Lấy một miếng bìa không đục lỗ thứ ba đặt sao miếng bìa này ở trong khoảng ĐA nhưng chắn điểm B. Nếu đặt mắt ở M thì sẽ không nhìn thấy đèn sáng từ đó kết luận ánh sáng không truyền theo đường vòng. Như vậy bạn Bình nói sai.

2. Bài tập tương tự

Câu 2.a trang 10 Vở bài tập Vật Lí 7: Trong thí nghiệm ở hình 2.2, khi đèn pin bật sáng, ta nhìn thấy một vệt sáng hẹp là là trên màn chắn. Ta nói rằng vệt sáng đó cho ta biết ánh sáng từ đèn pin truyền theo đường thẳng lướt qua mặt màn chắn. Mắt ta không nằm trên đường truyền của tia sáng đó, vì sao ta vẫn thấy vệt sáng ?

Bài 2a trang 10 Vở bài tập Vật Lí 7 | Giải vở bài tập Vật Lí 7

Lời giải:

Mắt ta không nằm trên đường truyền của tia sáng đó, nhưng ta vẫn thấy vệt sáng đó vì: có ánh sáng từ tia sáng trên màn chắn hắt lại đến mắt ta.

Câu 2b trang 11 Vở bài tập Vật Lí 7: Ban đêm, bầu trời không trăng, sao. Trên cột điện trong sân nhà có một bóng đèn điện. Khi ngọn đèn điện bật sáng, nhìn lên bầu trời vẫn thấy bầu trời tối đen, nhưng nhìn xuống sân lại thấy sân sáng. Giải thích vì sai lại có hiện tượng khác nhau đó?

* Nhìn lên bầu trời thấy bầu trời vẫn tối đen vì:

Khi ánh sáng từ bóng đèn chiếu lên bầu trời nhưng vì khoảng cách quá xa nên tia sáng chiếu tới bầu trời không thể phản xạ lại đến mắt ta nên ta thấy bầu trời vẫn tối đen.

* Nhìn xuống sân thấy sáng vì:

Khi ánh sáng từ bóng đèn chiếu xuống sân, vì khoảng cách từ sân đến mắt ngắn hơn nên sẽ nhận được tia sáng từ sân phản xạ lại đến mắt ta. Do đó ta nhìn thấy sân sáng.

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

A - Học theo SGK

I - BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI

Câu C1 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 7:

Trên màn chắn vùng màu đen là vùng tối. Vùng này tối vì nó không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Trên màn chắn vùng màu trắng là vùng sáng. Vùng này sáng vì nó nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.

Câu C2 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì ao có sự khác nhau đó.

Lời giải:

Vùng bóng tối: vùng số 1; Vùng được chiếu sáng đầy đủ: vùng số 3

Độ sáng vùng còn lại sáng hơn vùng số 1, nhưng lại tối hơn vùng số 3. Vùng số 2 gọi là vùng nửa tối, vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

II - NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC

Câu C3 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 7: Đứng ở nới có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại vì: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến. Vì thế, đứng ở đó, ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.

Thêm hình.

Câu C4 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 7: Người đứng ở điểm A trên Trái đất thấy trăng sáng khi Mặt Trăng ở vị trí (2), (3) và thấy nguyệt thực khi Mặt Trăng ở vị trí (1).

III – VẬN DỤNG

Câu C5 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 7: Khi đưa miếng bìa từ từ lại gần màn chắn thì bóng tối thu hẹp lại và rõ nét hơn, bóng nửa tối thu hẹp dần khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa.

Câu C6 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 7: Dùng quyển vở che kín bóng đèn ống ta vẫn đọc được trang sách để trên bàn vì: quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.

Ghi nhớ:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 3.2 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 7: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất

C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất

D. Khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen

Lời giải:

Chọn B

Vì Nguyệt Thực xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Câu 3.4 trang 14 Vở bài tập Vật Lí 7: Vẽ hình theo tỉ lệ xích quy định 1cm ứng với 1m (hình 3.1).

Cái cọc và bóng của cọc.

Cột đèn và bóng của nó.

Chú ý: Cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất, các tia sáng Mặt Trời đều song song.

Lời giải:

+ Dùng thước vẽ các cọc AB dài 1cm.

+ Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,8cm.

+ Nối BO đó là đường truyền ánh sáng Mặt Trời. Lấy CO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

+ Vẽ cột đèn CĐ cắt đường BO kéo dài tại Đ.

+ Đo chiều cao CĐ chính là chiều cao cột đèn, CĐ = 6,25cm

Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 3 trang 13-14 | Giải vở bài tập Vật Lí 7

2. Bài tập tương tự

Câu 3a trang 14 Vở bài tập Vật Lí 7: Dùng một đèn pin chiếu một chùm sáng rộng là là trên mặt một tờ giấy trắng đặt trên mặt bàn (hình 3.2). Quan sát vệ sáng ở sau đinh ghim xem có gì khác so với khi chưa cắm ghim 1 ?

Vẽ tiếp hình 3.2

Dùng một đinh ghim thứ 2 cắm lên mặt tờ giấy để đánh dấu đường truyền của một tia sáng phát ra từ đèn, đi qua điểm A (chân của đinh ghim 1).

Rút ra một cách đánh dấu đường truyền của ánh sáng nhờ quan sát bóng tối của một vật nhỏ.

Lời giải:

- Vệt sáng sau đinh ghim xuất hiện một vùng màu tối khác so với khi chưa cắm ghim 1.

- Đinh thứ hai đặt trong vùng màu tối đó.

- Đặt một vật tại bóng tối, vật đó chính là vật đánh dấu đường truyền ánh sáng.

Câu 3b trang 15 Vở bài tập Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng tối dùng một dây tóc bóng đèn hay một ngọn nến chiếu sáng bức tường. Lấy hai bàn tay ngoắc vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường như hình 3.3. Ta nhìn thấy trên tường một bóng đen hình con chim đang dnag cánh bay.

a) Giải thích tại sao bóng hai bàn tay lại thành bóng hình con chim ?

b) Nếu thay đèn dây tóc bằng bóng đèn ống dài thì có thấy rõ cái bóng hình con chim nữa không? Vì sao ?

Lời giải:

a) Bóng hai bàn tay lại thành bóng hình con chim vì tay ta như màn chắn (trong hình 3.3) che khuất ánh sáng từ bóng đèn đến bức tường tạo thành cái bóng hình con chim.

b) Thay đèn dây tóc bằng bóng đèn bóng dài thì không nhìn thấy rõ con chim nữa vì đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở phía sau bàn tay gần như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh nên bóng bàn tay bị nhòe.