X

Giáo án Địa Lí 12 mới

Giáo án Địa Lí 12 Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi


Giáo án Địa Lí 12 Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được sự phân bố một số dãy núi, cao nguyên và các sông chính.

2. Kĩ năng:

- Điền và ghi đúng trên lược đồ :

+ Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.

+ Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

+ Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng.

+ Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ Hình thể Việt Nam. Atlat Địa lí Việt Nam. Bản đồ trống.

- Các cánh cung, các dãy núi, các tam giác thể hiện đỉnh núi được vẽ sẵn lên giấy dán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

a) Hãy nêu đặc điểm của các miền tự nhiên. Những TL và KK trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền.

b) Kiểm tra các dụng cụ chuẩn bị cho bài thực hành của học sinh như thế nào ?

2. Nội dung bài mới:

- Sử dụng bản đồ địa hình có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt. Trong bài thực hành sau

Các dãy núi - CN Vị trí

Dãy Hoàng Liên Sơn

Chạy dọc theo bờ phải sông Hồng. Thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Dãy Trường Sơn Bắc

Từ thượng nguồn sông Cả đến Đà Nẵng ( phía Tây BTB ).

Dãy Trường Sơn Nam

Từ dãy Bạch mã đến Phú Yên ( phía Tây NTB ).

Dãy Hoành Sơn

Nhánh núi đâm ngang từ dãy Trường Sơn ra biển, ranh giới giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh - Quãng Bình.

Dãy Bạch Mã

Nhánh núi đâm ngang từ dãy Trường Sơn ra biển, ranh giới giữa 2 tỉnh TT Huế - Đà Nẵng.

C.C Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Một cụm gồm 4 nhánh núi hình cánh cung, xuất phát từ đỉnh núi Tam Đảo, xòe rộng như nan quạt về phía biên giới Việt - Trung.

CN đá vôi: Tà Phình, Sín Chảy, Sơn La, Mộc Châu.

Khu Tây Bắc, chạy dọc theo thung lũng sông Đà.

CN badan: Đắc Lắc, Plâycu, Mơ Nông.

Thuộc 3 tỉnh ở Tây Nguyên: Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông.

CN badan: Di Linh, Lâm Viên.

Hai CN ở cực Nam của vùng NTB, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.

Sau đây chúng ta sẽ tiến hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi tiêu biểu của địa hình nước ta.

- Sau đó, GV nêu yêu cầu của bài thực hành :

+ Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam ( hoặc Atlat Địa lý Việt Nam ).

+ Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi.

Bài tập 1

Hoạt động 1: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên trên bản đồ. ( Hình thức: Cá nhân )

* Bước 1: GV đặt câu hỏi: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( Atlat Địa lí Việt Nam ) vị trí:

- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Hoành Sơn.

- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình - Sìn Chải - Sơn La - Mộc Châu.

- Các cao nguyên ba dan: Lâm Viên, Di Linh. Đắc Lắc, Plâycu, Mơ Nông.

* Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vi trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam.

* Bước 3: GV yêu cầu một số HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các dãy núi và cao nguyên nước ta.

* Bước 4: GV chuẩn kiến thức , kết hợp với bản đồ tự nhiên. ( xem phần phụ lục )

Hoạt động 2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ. ( Hình thức: Cả lớp )

* Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ Hình thể Việt Nam, xác định vị trí các đỉnh núi mà nội dung bài tập yêu cầu. Sau đó, sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng.

* Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam.

* Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường vị trí các đỉnh núi . GV cho 4 HS lên bảng sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng.

* Bước 4: GV chuẩn kiến thức , kết hợp với bản đồ tự nhiên. ( xem phần phụ lục )

Vùng núi Các đỉnh núi Độ cao(m) Vị trí

Tây Bắc

Phan xi Păng

3143

Nằm phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc tỉnh Lào Cai

Khoan La San

1853

Nằm ở cực Bắc dãy PuĐenĐinh, huyện APaChải - Điện Biên.

Đông Bắc

Tây Côn Lĩnh

2419

Nằm trong khối núi thượng nguồn sông Chảy, tỉnh Hà Giang.

Trường Sơn Bắc

Pu Hoạt

2452

Nằm trong khối núi phía Tây tỉnh NA, thượng nguồn s.Hiếu.

Pu Xai Lai Leng

2711

Nằm sát đường biên giới Việt - Lào, thượng nguồn sông Cả.

Rào Cỏ

2235

Nằm sát đường biên giới Việt - Lào, phía Tây tỉnh Hà Tĩnh.

Hoành Sơn

1046

Nằm đầu mút phía Nam của dãy Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Bạch Mã

1444

Nằm trong dãy Bạch Mã, cực Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Sơn Nam

Ngọc Linh

2598

Nằm trên khối núi KonTum, tỉnh KonTum.

Chư Yang Sin

2405

Nằm trong khối núi NTB, thuộc CN Lâm Viên, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.

Lang Biang

2167

Hoạt động 3: Xác định vị trí các dòng sông trên bản đồ. ( Hình thức: Cả lớp )

* Bước 1: GV đặt câu hỏi: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí các dòng sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. Kể tên các dòng sông thuộc Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

* Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dòng sông trong Atlat Địa lí Việt Nam.

* Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các dòng sông.

- Một số HS kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; sông thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; sông thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

* Bước 4: GV chuẩn kiến thức , kết hợp với bản đồ tự nhiên. ( xem phần phụ lục )

Tên sông Vị trí

Sông Hồng, Chảy, Đà, Lô.

Là sông chính và các phụ lưu thuộc hệ thống sông Hồng. Có lưu vực gồm toàn bộ vùng Tây Bắc và khu Việt Bắc.

Sông Thái Bình

Là sông khá lớn, có lưu vực chủ yếu nằm trong phần phía Đông khu Việt Bắc.

Sông Mã, Cả, Hương.

Là các sông thuộc khu vực BTB, lần lượt thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, TT Huế.

Sông Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng.

Là các sông thuộc khu vực Duyên hải NTB, lần lượt thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.

Sông Đồng Nai, Tiền, Hậu.

Là sông của khu vực Đông Nam Bộ Và ĐB Sông Cửu Long.

Bài tập 2

Hoạt động 4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi. (Hình thức: Cá nhân)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác: