Giáo án Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein (tiết 2) mới nhất
Giáo án Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein (tiết 2) mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein (tiết 2) phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với các chất lỏng khác.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein.
- Tính chất hoá học của peptit và protein: phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu biure.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, bật lửa, giá để ống nghiệm.
Hoá chất: dung dịch CuSO4, NaOH, protein
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại, gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
- Phương tiện trực quan.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp bài mới
3. Vào bài:
GV: Chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thực phẩm sử dụng hàng ngày
GV: Hàng ngày chúng ta sử các loại thực phẩm này để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong các loại thực phẩm này rất giàu protein. Vậy protein là gì? Cấu tạo, tính chất và vai trò của protein với sự sống như thế nào? Tiết học này chúng ta cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1. II. PROTEIN 1. Khái niệm |
||
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Nêu khái niệm protein? - Phân loại protein? GV bổ sung các kiến thức còn thiếu và lưu ý HS: ngoài các phân loại trên, người ta còn có thể phân loại protein theo cách khác. Ví dụ như phân loại theo hình dạng, theo chức năng... |
HS tìm hiểu sgk trả lời HS lấy ví dụ về phân loại protein Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tự học |
1. Khái niệm - Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục đến nghìn đến vài triệu. - Protein được chia thành 2 loại: + Protein đơn giản là loại protein mà khi thuỷ phân chỉ cho hỗn hợp các α - amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm.... + Protein phức tạp là loại protein được cấu thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!