X

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Giáo án KHTN 6 Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật - Cánh diều


Giáo án KHTN 6 Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật - Cánh diều

Tải word giáo án bài Thực hành phân chia các nhóm thực vật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Phân chia được thực vật thành các nhóm theo tiêu chí phân loại đã học.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, vai trò của các sự vật, hiện tượng của các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, đối diện...

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Hình hoặc mẫu một số cây, phiếu phân loại cây, bảng vai trò của cây, giáo án, sgk, máy chiếu...

2 - HS : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về kiến thức phân loại.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời

c) Sản phẩm: Sự hiểu biết của HS thông qua câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức thi đua giữa các nhóm: liệt kê thật nhiều tên các loài thực vật và phân chia vào các nhóm trong một thời gian giới hạn: 3 - 5 phút. Yêu cầu các nhóm chỉ rõ tiêu chí phân loại là gì.

- Các nhóm hoạt động, liệt kê tên cây và phân loại vào các nhóm thích hợp.

- Một số nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài thực hành để nắm vững kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân chia thực vật thành từng nhóm phân loại

a) Mục tiêu: Nhận biết, sắp xếp được các loài thực vật thành từng nhóm phân loại.

b) Nội dung: GV cho HS quan sát mẫu vật, phân chia thành các nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm 3 -5 học sinh, yêu cầu các em vận dụng lại kiến thức đã học để xây dựng khóa lưỡng phân, từ đó xác định tiêu chí để phân chia các mẫu thực vật vào các nhóm thực vật đã học trong bài “Đa dạng thực vật”.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, thảo luận, trao đổi để xây dựng khóa lưỡng phân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

I. Phân chia thực vật thành từng nhóm phân loại

Ví dụ:

Tiêu chí: Thực vật có mạch dẫn. Từ đó phân ra thành 2 nhóm là thực vật có mạch và thực vật không có mạch.

STT

1

Tên cây

Nhóm thực vật

Thực vật không có mạch

Thực vật có mạch không có hạt

Thực vật có mạch, có hạt, không có hoa

Thực vật có mạch, có hạt, có hoa

1

Cây cam




x

2

Cây bèo cong


x



3

Cây rêu

x




4

Cây thông



x


Hoạt động 2: Phân chia thực vật thành từng nhóm theo vai trò sử dụng

a) Mục tiêu: Nhận biết, sắp xếp được các loài thực vật thành từng nhóm theo vai trò sử dụng.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật, phân chia thành từng nhóm theo vai trò.

c) Sản phẩm: Kết quả phân loại của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của thực vật đã học ở bài trước.

- GV chi HS quan sát mẫu vật, chia HS thành các nhóm, phân chia các mẫu vật vào các nhóm theo vai trò.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm về thời gian thực hiện hoạt động phân loại.

- Sau khi phân loại, GV yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ tại địa phương và sắp xếp vào các nhóm theo vai trò sử dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, quan sát mẫu vật, thảo luận để phân loại nhóm cây theo vai trò.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

II. Phân chia thực vật thành từng nhóm theo vai trò sử dụng

Nhóm cây

Ví dụ

Cây lương thực

Cây

ngô, cây lúa, cây khoai.

Cây thực phẩm

Bắp cải, súp lơ, bí

Cây ăn quả

Cam, bưởi, mít, dâu, táo, chanh…

Cây lấy gỗ

Cây thông, cây chò, cây bạch đàn…

Cây làm thuốc

Cây sâm, cây địa liền, cây kim tiền thảo…

Cây làm cảnh

Cây sen, cây hoa cúc, cây xương rồng…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập lại kiến thức phân loại thực vật.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng dưới đây theo mẫu:

STT

Tên cây

Bộ phận của cây mà con người sử dụng

Thân

Củ

Qủa

Hạt

1

Cà rốt

Làm thức ăn

2

Thông

3

Chuối

4

Bắp cải

5

Lúa

6

Gừng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời và trình bày kết quả:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về phân loại vào thực tiễn: Sử dụng đúng mục đích của từng loại cây.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ về nhà cho HS

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS vào tiết học sau.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà thảo luận với bố mẹ, tìm hiểu thống tin và viết bản báo cáo về kế hoạch sẽ trồng các loại cây gì, nêu lí do vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức bài học.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: