Giáo án Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (tiết 1)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 19574 về Đông Dương; nguyên nhân việc nước ta bị chia cắt hai miền với chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
- Nhiệm vụ của cách mạng hai miền trong giai đoạn từ 1954 đến 1965.
- Những thành tựu to lớn mà nhân dân hai miền Nam – Bắc đã đạt được và những khó khăn, yếu kém và cả sai lầm mà nhân dân gặp phải.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, thấm thía nỗi đau khi đất nước bị chia cắt, vui mừng trước những thành tựu của đất nước đạt được trong thời kì này; từ đó có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng từng miền, âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Lược đồ phong trào “Đồng khởi" ở miền Nam và lược đồ về các trận đánh của quân và dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài
III. Phương pháp dạy học
- Phân tích, nhận định, đánh giá
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?
3. Bài mới
- GV khái quát tình hình nước ta sau Hiệp định Genève và nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản cần nắm |
---|---|
GV khái quát tình hình nước ta sau Hiệp định Genève và nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Yêu cầu HS tìm hiểu quá trình các bên thi hành Hiệp định , sau đó chốt ý:
+ Ta: Nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản của HĐ:
- 10/10/1954 quân ta về tiếp quản Thủ đô.
- 1/1/1955 TW Đảng , chính phủ dời chiến khu về Hà Nội.
+ Pháp:
- 16/5/1955 Pháp rút khỏi miền Bắc.
- 5/1956 rút hoàn toàn quân đội ra khỏi miền Nam, bỏ trách nhiệm thi hành Hiệp định.
+ Mỹ: Âm mưu thay Pháp ,xây dựng chính quyền tay sai ở miền Nam,biến MN thành thuộc địa và căn cứ QS , hòng chia cắt lâu dài nước ta.
? Đặc diểm tình hình nước ta sau Hiệp định Genève như thế nào?
HS trả lời GV cần làm rõ những nội dung sau:
+ Đất nước bị chia cắt với 2 chế độ chính trị khác nhau:
- MB được hoàn toàn giải phóng.
- MN trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
+ Nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới:
- MB khôi phục hậu quả chiến tranh, đưa MB tiến lên CM XHCN
- MN tiếp tục CM DTDC nhằm gp MN thống nhất đất nước.
GV nêu câu hỏi: Tại sao miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất? Kết quả?
HS kết hợp SGK trảlời câu hỏi , GV nhận xét và chốt ý.
GV giúp HS nắm vững khái niệm (Phong trào Đồng khởi); đây là cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân nam Bộ, nhằm phá vỡ ách kìm kẹp, của chính quyền địch ở cơ sở.
Từ 1957 – 1959 Mỹ Diệm tăng cường chính sách khủng bố cách mạng bằng chiến dịch: tố cộng, diệt cộng, luật 10 /59…nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân không bị dập tắt mà phát triển thành bảo táp cách mạng; bùng nổ đầu tiên ở Vĩnh Thạnh (BĐ) Bắc Ai (NT 2/1959) Trà Bồng (QN 8/1959).
- Tháng 1/1959 Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 họp và xác định : Phương hướng cơ bản của cách mạng miềm Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mỹ – Diệm.
|
I- TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
* Phía ta:
- Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định , kiên quyết đấu tranh buộc Pháp thi hành hiệp định
- 10-10 -1954 Hà Nội giải phóng, quân ta về tiếp quản Thủ đô
- Ngày 16 – 5 – 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
* Phía Pháp:
- Tháng 5 – 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam vần cố tình gây khó ta như từ chối hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ thế chân
* Phía Mĩ:
- Ở miền Nam, Mĩ thay thế Pháp , dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
- Miền Bắc: Khắc phục hậu quả chiến tranh Khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung: Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, xây dựng CNXH
II – MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Ruộng đất còn nằm trong tay dịa chủ, còn tồn tại mối quan hệ SX bọc lột
- Từ 1954 - 1956 miền Bắc diễn ra đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
- Kết quả: 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân..
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng giai cấp nông dân ra khỏi sự bóc lột của địa chủ
+ Xóa bỏ tận gốc giai cấp địa chủ phong kiến
+ Củng cố khối liên minh công – nông
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (HS đọc thêm)
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)
(HS đọc thêm)
III – MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959)
(HS đọc thêm)
2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Trong những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, tố cộng diệt cộng, giết nhầm còn hơn bỏ xótg, ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật và ra Luật 10/59 công khai chém giết làm cho cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất.
- Tháng 1 – 1959, Hội nghị lần 15 Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
b. Diễn biến
- Ngày 17 -1- 1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày( Bến Tre) sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên Nam trung bộ đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây nguyên.
- Thắng lợi của “Đồng khởi”dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộcgiải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.
c. Ý nghĩa
- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng MN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh 1 phía của Mĩ.
|
4. Củng cố
- Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ –Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960).
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi trong SGK , học bài mới.