X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước và những suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích bài thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu , niềm tự hào về quê hương, đất nước, có khát vọng cống hiến sức mình cho đất nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời cõu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: Đọc thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và nêuhoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Chia bố cục bài thơ ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

Như chúng ta đã biết nhà thơ Thanh Hải sáng tác bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ khi ông đang lâm bệnh nặng và không bao lâu thì nhà thơ qua đời, thế nhưng cảnh vật, đất trời vào xuân đươc nhà thơ cảm nhận và m/tả thật đẹp, nó làm cho mỗi người cũng thấy náo nức, rạo rực, say mê. Vậy một mùa xuân nho nhỏ ấy còn được thể hiện ntn trong phần còn lại của bài,Vây: Hình ảnh đất nước vào xuân mới và ước mơ, khát vọng sống có ích của tác giả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc hiểu văn bản(tiếp)

- Gọi học sinh đọc khổ thơ 2 - 3

H: Hình ảnh đ/nước khi vào xuân được m/tả ntn?

H: Mối quan hệ giữa mùa xuân và người cầm súng, người ra đồng ntn?

b. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước (khổ 2,3)

* Mùa xuân của đất nước:

- Người cầm súng - lộc

→ ẩn dụ- chồi non, sức sống

Người ra đồng - lộc

- Hai l/lượng tiêu biểu cho đất nước với 2 n/vụ s/xuất và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Mùa xuân theo bước chân người cầm súng ra trận, che chở cho họ. Với người ra đồng, lộc trải dài nương mạ mùa xuân sinh thành, nảy nở, p/triển theo bước chân người ra đồng.

H: Nhịp điệu của mùa xuân được tác giả miêu tả như thế nào?

H: Tác giả suy nghĩ gì về mùa xuân của đất nước ?

H: Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong hai khổ thơ 2,3? Tác dụng của nó?

- Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

- Đất nước…vất vả

đất nước như vì sao

→ Điệp ngữ, láy,so sánh → K/khí khẩn trương,náo nức, rạo rực.

→ Nhân hóa- đất nước vất vả, gian lao, h/ảnh so sánh - ca ngợi vẻ đẹp diễm lệ, trường tồn, biểu thị niềm tin vào tương lai của đất nước.

H: Trước mùa xuân của TN, đất nước, nhà thơ có tâm niệm gì?

H: Tâm niệm ấy t/hiện qua những h/ảnh nào?

2. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ (khổ 5,6)

- Ta làm con chim hót

… Một cành hoa

… một nốt trầm

→ điệp, ẩn dụ → xin góp mình như 1 nét, 1 chi tiết nhỏ trong cái mênh mông của t/nhiên, 1 nốt trầm trong bản ḥòa ca của dân tộc → khát vọng ḥòa nhập vào c/sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho c/đời chung, cho đ/nước.

H: N/xét về cách dùng từ “ta”?

- Ta: vừa là chỉ số ít mang sắc thái t/trọng, kiêu hãnh. Ta vừa là từ chỉ số ít, vì vậy vừa nói lên được niềm riêng, vừa nói được cái chung.

H: Khát vọng làm một mùa xuân nho nhỏ của tác giả có ý nghĩa như thế nào?

H: Em hiểu t/nào về nhan đề bài thơ? Thể hiện trong bài thơ ra sao?

H: Nhận xét hiệu quả diễn đạt của điệp từ: dù là?

- Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

→ Ẩn dụ - thể hiện k/vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là 1 mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

- Dù là… → điệp từ- như 1 lời k/định để dặn dò mình: cần kiên trì, vượt qua t/thách của t/gian, tuổi già,bệnh tật

H: Suy nghĩ của em về khổ thơ cuối?

* Khổ thơ cuối:

   + Kết thúc bằng 1 âm điệu mênh mang, tha thiết, biểu lộ niềm tin yêu của t/giả vào c/đời, vào đất nước qua những giá trị bền vững.

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?

III. Tổng kết:

1. ND: Bài thơ t/hiện ước nguyện chân thành, tha thiết muốn được gắn bó dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

2. NT: Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, giàu hình ảnh.

4. Củng cố, luyện tập:

- Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ ?

- Đọc thuộc và iễn cảm và dễn cảm bài thơ?

- Viết 1 đoạn văn cảm nhận về 1 khổ thơ mà em thích.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Nắm ND và NT của bài thơ.

- Đọc trước trả lời các câu hỏi bài tập SGK: NL về 1 tác phẩm truyện…

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: