Giáo án Sinh học 9 Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
Giáo án Sinh học 9 Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng tiền kim loại.
- Biết vận dụng xác suất để hiểu dược tỉ lệ các giao tử và tỉ lệ kiểu gen trong hai cặp tính trạng.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành nhận biết.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng các tri thức vào bài tập, thực hành.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
GV:
- Đồng kim loại
- Bảng ghi thống kê kết quả của các nhóm( Bảng phụ)
HS:
- Kẻ bảng 6.1- 2 vào vở
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9C
9B 9D
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu nội dung qui luật phân li độc lập?
? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
3. Bài mới
* Đặt vấn đề:
Để xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại, qua đó chúng ta vận dụng xác xuất để hiểu được các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 - GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định. - GV Y /C các nhóm tiến hành gieo 25 lần, rồi thống kê kết quả vào bảng 6.1 - HS đại diện các nhóm lên bảng điền vào bảng phụ - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS cách gieo hai đồng kim loại (giống gieo một đồng KL), có thể xảy ra 3 trường hợp: + Hai đồng đều sấp (SS) + Một đồng sấp, một đồng ngủa (SN) + Hai đồng đều ngửa (NN) - GV Y /C các nhóm gieo 25 lần, sau đó thống kê kết quả vào bảng. - HS đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS nhóm khác, bổ sung. - GV nhận xét, bổ xung và kết luận: GV nhấn mạnh: ? Kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1: Aa như thế nào? - Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân có 2 loại giao tử mang A & a với xác suất ngang nhau ? Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng. - Kết quả gieo 2 đồng tiền kim loại có tỉ lệ: 1SS: 2SN: 1NN, với tỉ lệ kiểu gen F2 là: 1AA: 2Aa: 1aa * GV lưu ý: số lượng thống kê càng lớn thì càng đảm bảo độ chính xác. - P(AB) = P(A).P(B) = 1/2.1/2 = 1/4 - 1 xu = P(S).P(N) = 1/2. - 2 xu = P(SS) = P(S).P(S) = 1/4 = P(NN) = P(N).P(N) = 1/4 = P(SN) = 1/2 → P = 1/4SS: 1/2SN: 1/4NN → Trong các điều kiện nghiệm đúng của các quy luật Menđen là số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn |
I. Gieo một đồng kim loại: - GV hướng dẫn mặt sấp ngửa của đồng kim loại: mặt sấp là có chữ S còn mặt ngửa có chữ N
II. Gieo hai đồng tiền kim loại.
|
4. Củng cố & Luyện tập
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả của mỗi nhóm.
- ? Để xác định một tính trạng là trội hoàn toàn hay lặn, người ta thực hiện phép lai nào sau đây:
a. Lai phân tích: Kết quả lai là đồng tính thì cơ thể đem lai là tính trạng trội.
b. Lai thuận nghịch: Kết quả lai giống nhau thì cá thể đem lai là tính trạng trội.
c. Lai 2 cơ thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
d.Cho các cá thể F1 lai với nhau, F2 tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội.
(Đáp án: Cả c và d đúng)
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Tiếp tục hoàn thành nốt bài thực hành.
- Làm các bài tập (T 22 & 23) SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 19 SGK