X

Giáo án Lịch Sử 12 mới, chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925


Giáo án Lịch Sử lớp 12

Download giáo án Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Làm cho HS hiểu được tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chương trình khai thác lần II của Pháp, tác động của nó đến kinh tế, xã hội Việt Nam .

2. Về kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và thế giới

3. Về thái độ

Bồi dưỡng ý thức phản kháng dân tộc trước sự thống trị của đế quốc, lòng cảm thông đối với NDLĐ

4. Năng lực hướng tới

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

 o Năng lực tái hiện sự kiện.

 o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ

II. Chuẩn bị của GV & HS

1. Chuẩn bị của Giáo viên

Lược đồ khai thác lần 2 của Pháp.

2. Chuẩn bị của học sinh

Sưu tầm ca dao, tục ngữ về thân phận của người nông dân, công nhân VN thời kì này.

III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

IV. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động tạo tình huống

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài mới.

b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 số hình ảnh về khai thác thuộc địa. Sau đó hỏi HS Theo em LSTG 1945-2000 có những nội dung nào cần quan tâm ? HS suy nghĩ trả lời…Một số nội dung...

c. Dự kiến sản phẩm:

HS trả lời về CS khai thác thuộc địa của TD Pháp sau CTTG thứ nhất sau đó GV bổ sung và giới thiệu vào bài mới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tiến hành chương trình khai thác lần II ở Việt Nam với quy mô rộng lớn, trước chính sách khai thác đó đã làm chuyển biến sâu sắc XH Việt Nam, các giai tầng mới ra đời bổ sung lực lượng cho CM VN...

2. Hoạt động hình thành kiến thức

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: Cả lớp

GV giải thích khái niệm phong trào dân tộc dân chủ…

PTDTDC có bước tiến mới so với thời kìtrước. Sở dĩ như vậy là do sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước. Vì vậy, trướchết chúng ta tìm hiểu phần I

GV: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp diễn ra khi nào? Đặc điểm?

- Tiền vốn:

+ Lần 1: 1888-1820: 500 triệu phrăng vàng

+ Lần 2: 1924-1929: 3 đến 4 tỉ phrăng vàng.

HS trả lời, GV chốt lại

GV: Vậy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh nào?

HS trả lời, GV bổ sung, phân tích thêm

- Hơn 1,4 triệu người chết

- Mất gần 200 tỉ phrăng

- Công, nông nghiệp đều sa sút, đồng phrăng mất giá...

GV: Xuất phát từ bối cảnh lịch sử nêu trên, em hãy cho biết cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm mục đích gì?

HS: Suy nghĩ trả lời GV: Bổ sung ,chốt ý:

GV: Nhằm mục đích khai thác nêu trên, chương trình khai thác thuộc địa lần hai bao gồm những nội dung gì?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV sử dụng lược đồ khai thác lần 2 của Pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung CTKTTĐ lần II của Pháp.

*PV: Mục đích phát triển GTVT của Pháp là gì?

HS: Suy nghĩ trả lời:(Phục vụ cho việc khai thác và quân sự)

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thuế vô lí…

GV: Em có nhận xét gì về chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp?

GV: Hãy cho biết những tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam?

- Tác động tích cực ?

- Tác động tiêu cực ?

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất .

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Một trật tự thế giới mới ra đời, có lợi cho Pháp

- Pháp chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

- 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Quốc tế Cộng sản ra đời, có tác động mạnh đến CMVN

→ Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919- 1929).

b. Mục đích:

- Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.

- Khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới TBCN

c. Nội dung:

- Vốn đầu tư tăng nhanh: Từ 1924đến 1929 vốn đầu tư tăng 4 tỉ phrăng.

- Nông nghiệp: chủ yếu là trồng cao su. (tăng về diên tích và mở nhiều công ti mới)

- Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than..., ngoài ra đầu tư khai thác kẽm, thiết sắt...mở mang các ngành CN chế biến.

- Thương nghiệp: có bước phát triển mới.

- Ngân hàng Đông Dương nắm toàn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương…phát hành giấy bạc.

- GTVT phát triển , các đô thị được mở rộng , dân cư đông hơn

- Tăng thuế, đặt thêm nhiều thứ thuế mới

* Tác động:

- Tích cực: Kinh tế nước ta có bước phát triển mới:kĩ thuật , nhân lực và đầu tư.

- Tiêu cực: K.tế P.triển ko cân đối, bản chất của nền kinh tế vẫn không thay đổi, vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp.

Mục 2: GV hướng dẫn đọc thêm

*Hoạt động 2: cá nhân, nhóm

HS: Suy nghĩ trả lời, GV bổ sung ,chốt ý

- HĐ nhóm:

*Nhóm 1: Tìm hiểu về sự tác động của CSKT thuộc địa dẫn đến sự phân hóa của g/c Địa chủ phong kiến.

*Nhóm 2: Tìm hiểu về sự tác động của CSKT thuộc địa dẫn đến phân hóa của g/c nông dân.

*Nhóm 3: Tìm hiểu về tác động của CSKT thuộc địa dẫn đến sự phân hóa của gi/c tiểu tư sản, tư sản.

*Nhóm 4: Tìm hiểu về sự tác động của CSKT thuộc địa dẫn đến phân hóa của g/c công nhân.

Các nhóm tiến hành thảo luận trong 4 phút sau đó cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV bổ sung chốt .

- GV: Gợi ý HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận công nhân, nông dân. Riêng giai cấp công nhân. GV có thể nhấn mạnh đưa ra đặc điểm.

- GV: Từ đặc điểm công nhân VN, liên hệ đặc điểm công nhân quốc tế, từ đó liên hệ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp này.

HĐ cá nhân:

- GV: Sự phân hóa XH VN lúc bấy giờ, chứng rỏ XH ta tồn tại nhiều mâu thuẫn…trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì?

- HS trả lời theo gợi ý của GV

- GV:Nhận xét, bổ sung , phân tích, chốt ý.

2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

3. Những chuyển biến mới giai cấp xã hội ở Việt Nam.

a. Kinh tế: Chuyển lên mục 1

b. Xã hội: tiếp tục phân hóa

- Địa chủ phong kiến: Chỗ dựa của Pháp, cấu kết với Pháp để bóc lột nhân dân; địa chủ nhỏ, vừa có lòng yêu nước, tham gia CM khi có điêù kiện.

- Nông dân: bị bần cùng hóa ⇒ là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của CM.

- Tiểu tư sản: Phát triển nhanh,gồm có học sinh,sinh viên, công chức...⇒ là lực lượng hăng hái trong CMDTDC.

- Giai cấp tư sản: Số lượng ít, thế lực yếu...phân hóa thành:

+ TS mại bản: Cấu kết với đế quốc

+ Tư sản dân tộc:Có tinh thần CM nhưng không kiên định.

- Giai cấp công nhân:

+ Ngày càng phát triển, lớn mạnh về số lượng

+ Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột.... có mối quan hệ gần gũi với nông dân

+ Kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc

+ Sớm chịu ảnh hưởng bởi trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới

⇒ XH VN tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn chủ yếu là giữa dân tộc VN với ĐQ Pháp và bọn phản động và tay sai.

Mục: II, 1 hướng dẫn HS đọc thêm.

II.Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925.

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

Tiết 17

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

GV yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi: Cho biết những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp tư sản?

HS: trình bày

GV: nhận xét, chốt ý

GV: Em hãy nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc?

- Mục tiêu đấu tranh?

- Đặc điểm phong trào?

GV: Trình bày thân phận của TTS trong xã hội thuộc địa và các phong trào đấu tranh của họ, sau đó đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của TTS: Hình thức, Mục tiêu? Ý nghĩa?

HS trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận

II.Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925.

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

*Hoạt động của tư sản dân tộc:

- Phong trào chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại

- 1923 đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu gạo ở Nam Kỳ

- 1923 một số tư sản và địa chủ Nam Kỳ thành lập Đảng Lập Hiến

- Báo chí bênh vực quyền lợi của GCTS

*Hoạt động của tiểu tư sản:

- Bao gồm học sinh, sinh viên, viên chức trí thức, nhà báo …

- Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Đảng Thanh niên

- Hoạt động sôi nổi, hình thức phong phú: Mít tinh, biểu tình, bãi khoá, xuất bản sách báo ...

- Phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)

- Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ → Thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, góp phần truyền bá tư tưởng tiến bộ và cách mạng vào trong nước

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV: yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu phong trào đấu tranh của công nhân trong giai đoạn (1919-1925), sau đó phát vấn: Tại sao cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân ?

- HS trả lời,GV phân tích , làm rõ mục tiêu, tính chất...của cuộc đấu tranh

- GV: Em có nhận xét gì về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919 -1925? (Mục tiêu, hình thức, lực lượng)

- HS trả lời,GV nhận xét,kết luận.

* Đấu tranh của công nhân:

- Phong trào còn lẻ tẻ, tự phát

- 1920: Công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn lập Công hội(bí mật)

- 8-1925: Công nhân xưởng đóng tàu Ba son bãi công → Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân bước đầu từ tự phát sang tự giác.

* Kết luận:

Phong trào dân tộc dân chủ trong giai đoạn này (1919- 1925) đã có bước phát triển mới về mục tiêu, hình thức, lực lượng tham gia.

* Hoạt động 1: Nhóm

Trước khi vào HĐ nhóm

GV: tóm tắt tiểu sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và giới thiệu con đường tìm đường con đường cứu nước của người từ 1911 đến 1917 và hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu hoạt động yêu nước của Người từ 1917 đến 1924.

GV Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận với thời gian 4 phút.

Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917-1919.

Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920.

Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc năm 1921-1922.

Nhóm 4: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923-1924.

Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- Giáo viên chốt ý: nhóm 2. sự kiện 7/1920, Đánh dấu 1 bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người: tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

- Tích hợp tư tưởng HCM: Giáo viên minh họa đoạn trích trong hồi ký của Người khi đọc luận cương của Lênin: “Luận cương của LN làm tôi tin tưởng biết bao, tôi vui mừng đến phát khóc…”

GV mở rộng: Nét độc đáo trong con đường tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc? Con đường này có gì khác so với các bậc tiền bối?

HS suy nghĩ trả lời, GV phân tích thêm

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Ngày 5 - 6- 1911 Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước

- Cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp

- Năm 1919 Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp

- 18 - 6 - 1919 Người gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai

- 7 - 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của V.I Lênin → Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

- 12 - 1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

- 1921 Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Xuất bản báo người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt viết Bản án chế độ thực dân Pháp.

- 6- 1923 Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân, viết bài cho báo sự thật, nhân đạo, tạp chí thư tín Quốc tế...

- 1924 dự Đại hội V Quốc tế cộng sản.

* Ý nghĩa:

+ Đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị: Từ chủ nghĩa yêu nước → chủ nghĩa Mác- Lênin, theo con đường CMVS

+ Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc VN

* Hoạt động 2: Nhóm(Theo bàn)

- Giáo viên: Trong thời gian từ 1921- 1924, Nguyễn Ái Quốc viết rất nhiều sách báo gửi về nước,những hoạt động này có tác dụng như thế nào đối với CMVN?

- Học sinh thảo luận, cử đại diện trả lời

- GV: bổ sung nhận xét , chốt kết thúc bài.

→ Những quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc gửi về nước đã giác ngộ những người VN yêu nước, kích thích phong trào cách mạng phát triển, nhanh chóng chuyển sang xu thế mới: Xu thế CMVS (Là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị- tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng vô sản)

- 11 - 11 - 1924 Người về đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cho cách mạng VN

- 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCM thanh niên.

- 1928 - 1929 PTCN phát triển mạnh, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương thành phong trào chung, làm nòng cốt cho phong trào dân tộc trong cả nước, thu hút những người yêu nước thuộc tầng lớp khác theo khuynh hướng vô sản

Chuẩn bị trực tiếp về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

3. Hoạt động luyện tập

- Nêu những chính sách khai thác thuộc địa lần 2, mục đích lần này khác lần trước không?

- Từ nội dung cuộc khai thác rút ra đặc điểm cuộc khai thác.

- Tác động của cuộc khai thác đối với kinh tế, xã hội VN.

- Trình bày hoạt động chính về kinh tế, chính trị của TTS và TS dân tộc Việt Nam.

- Nêu những hoạt động của công nhân VN.

- Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1924.

- Chỉ ra được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ Người đã hoạt động chuẩn bị về chính trị- tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng vô sản VN?

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

- Từ cuộc khai thác lần này hãy so sánh điểm giống và khai nhau so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đến đầu TKXX?

- Vì sao trong cuộc khai thác lần này kinh tế, XHVN có tác động mạnh mẽ?

- Vì sao giai cấp TS, TTS VN không thể lãnh đạo được phong trào GPDT ở nước ta?

- Giai cấp công nhân VN là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất trong XH thuộc địa nhưng lại có khả năng lãnh đạo CMVN GPDT? Hãy giải thích?

- Vì sao sự kiện Ba son đã đánh dấu công nhân VN đấu tranh tự giác?

- Ý nghĩa của việc đọc những luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê Nin.

- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và các bậc tiền bối đi trước có điểm gì khác? Điểm khác đó khẳng định điều gì?

- Ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCM thanh niên 6/1925.

V. Hướng dẫn học sinh tự học

- Học bài cũ.

Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925:

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 12

- Tìm đọc bài thơ: Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên.

- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu nội dung

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Duyệt của tổ chuyên môn

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác: