X

Giáo án Lịch Sử 12 mới, chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935


Giáo án Lịch Sử lớp 12

Download giáo án Lịch Sử 12 ài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Nắm được những nét cơ bản về tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933.

- Nắm được những nét chính về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo về lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, hình thức, quy mô phong trào.

- Trình bày được những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930- 1931

2. Về kỹ năng

- Rèn kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài.

- Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Về thái độ

Tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

 o Năng lực tái hiện sự kiện.

 o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ

II. Chuẩn bị của GV & HS

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Lược đồ, tranh ảnh về phong trào Xô viết nghệ- Tĩnh.

- Một số tư liệu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, vở soạn.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Nguyễn Thái Học và ba tổ chức cách mạng.

III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

IV. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động tạo tình huống

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Phương Pháp: GV cho HS xem tranh về đời sống nông dân, công nhân VN năm 1929- 1930, Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…

c. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: Nguyễn Ái Quốc giảng dạy những thanh niên yêu nước ở Quảng Châu.

Nếu ko trả lời được, GV tiếp tục mời các em khác bổ sung.

V. GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt nam ra đời, đây là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Sau khi ra đời Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa cách mạng nước ta bước vào thời kì đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ trong những năm 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết nghệ- Tĩnh. Để hiểu rõ hơn về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Tiết 21

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

GV giới thiệu: Năm 1929 – 1933, khủng hoảng kinh tế thế giới. Pháp chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng,(Sản lượng CN Pháp giảm 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, thu nhập quốc dân giảm 1/3… Lương của công nhân giảm từ 30% đến 40%, thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần) Pháp trút khủng hoảng lên ND thuộc địa → Từ 1930, kinh tế VN bước vào thời kỳ khủng hoảng

GV: Em hãy cho biết những biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, kết luận(Giá lúa hạ 68 %)

GV: Em có nhận xét gì về cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước ta?

- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động như thế nào đến tình hình xã hội VN?

+ 25.000 công nhân bị sa thải, lương giảm 30- 50 %

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, thuế cao, giá nông phẩm giảm, lãi lớn ...

GV: Tình hình kinh tế, xã hội như trên sẽ đưa đến hệ quả gì?

HS: Suy nghĩ trả lời. GV bổ sung chốt

GV: Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1930- 1931?

HS: Dựa vào SGK trả lời. GV bổ sung chốt

GV trình bày trên bản đồ

- Trong tháng 5, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của CN, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đt của HS và dân nghèo thành thị

- Chú ý các sự kiện tiêu biểu: 1- 5- 1930, 12-9- 1930…

- GV: Cung cấp một số tư liệu.

Trước khí thế đấu tranh của nhân dân ta, Pháp hết sức hoang mang. Báo cáo của tướng Pháp Moocsê viết: “chỉ trong vài tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh…”.

Toàn quyền Rô-banh viết về bọn tay sai như sau: “Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng của phong trào. Chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh bị tê liệt…”

GV: Qua việc tìm hiểu diễn biến phong trào, em hãy nhận xét về: lực lượng chủ yếu tham gia phong trào, hình thức đấu tranh, mục tiêu đấu tranh, quy mô phong trào?

HS trả lời, GV nhận xét- chốt ý

GV: Xô viết Nghệ- Tĩnh ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Căn cứ vào đâu để khẳng định XVNT là hình thức sơ khai của chính quyền công nông nước ta, và đó là chính quyền của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

*Sử dụng kiến thức liên môn: GV đọc Đoạn thơ của Tố Hữu về PT Xô viết nghệ tĩnh (chuyển ý)

I. Việt Nam trong những năm 1929- 1933.

1. Tình hình kinh tế.

- Từ 1930, kinh tế VN bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng

- Nông nghiệp: Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang nhiều.

- Công nghiệp: sản lượng các ngành đều suy giảm.

- Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

→ Khủng hoảng toàn diện và trầm trọng

2. Tình hình xã hội:

- Đời sống ND càng cực khổ

+ Công nhân: Thất nghiệp, đồng lương giảm

+ Nông dân: Mất đất, sưu cao thuế nặng, vay nợ nặng lãi → Bần cùng hoá

+ Công chức mất việc,TTS, TSDT cũng điêu đứng

→ Mâu thuẫn DT, mâu thuẩn giai cấp phát triển gay gắt

II. Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

1. Phong trào cách mạng 1930- 1931

a. Nguyên nhân:

- Chính sách thống trị tàn khốc của TDP

→ Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt

- Chính sách khủng bố → Tình hình chính trị căng thẳng

- 6- 1- 1930 ĐCSVN ra đời → Lãnh đạo

b. Diễn biến:

- Từ tháng 2 → 4 - 1930: nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân với khẩu hiệu tăng lương, giảm giờ làm, đòi giảm suu, thuế, chống ĐQ, PK…

- Tháng 5, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày QTLĐ → Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày QTLĐ và thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản

- Trong thánh 6, 7, 8.liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước

- Tháng 9- 1930 phong trào đấu tranh lên cao nhất là ở Nghệ -Tĩnh. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/ 9/1930…

⇒ Hệ thống chính quyền địch ở nhiều thôn xã tan rã,các Xô viết được thành lập

2. Xô viết Nghệ- Tĩnh.

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Từ tháng 9 - 1930, phong trào ở Nghệ - Tĩnh phát triển đến đỉnh cao, chính quyền địch ở nhiều thôn xã tan rã

- Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo quần chúng thành lập các Xô viết

* Hoạt động 2: Nhóm

Chia lớp thành 3 nhóm và giao N. vụ

Nhóm 1: Tìm hiểu những hoạt động về chính trị

Nhóm 2: Tìm hiểu những hoạt động về kinh tế

Nhóm 3: Tìm hiểu những hoạt động về văn hoá- xã hội

- GV: Em có nhận xét gì về chính quyền XVNT ?(Chính quyền do ai bầu ra, mục đích của những hoạt động trên, so sánh với các chính quyền của thực dân- PK)

b. Những hoạt động của chính quyền Xô- viêt:

- Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các đội tự vệ đỏ và toà án ND

- Kinh tế: Chia ruộng đất cho nhân dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, xoá nợ cho người nghèo…

- Văn hóa-xã hội: Mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ phong tục lạc hậu, giữ vững trật tự trị an, xây dựng nếp sống mới.

⇒ Chính quyền của dân, do dân và vì dân.

- Giữa 1931 phong trào lắng xuống.

Tiết 22

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: Cả lớp,cá nhân.

GV: yêu cầu HS dựa vào SGK nắm được hoàn cảnh triệu tập, nội dung của Hội nghị TW Đảng và nội dung của Luận cương chính trị.

GV: Vì sao Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được triệu tập?

HS trả lời, GV củng cố.

GV: Cho biết tiến trình của hội nghị?

GV: mời HS giới thiệu nét cơ bản về Trần Phú- các em khác bổ sung, GV bổ sung, chốt. chuyển sang nội dung của Luận cương chính trị.

* Hoạt động nhóm: cặp đôi

GV: chuẩn bị bản phụ hoặc giấy A0 sẵn theo nội dung sau để HS trình bày so sánh điểm giống và khác nhau của CLCT 1/1930 và LCCT 10/1930: mời 2 em điền vào những nội dung đã chuẩn bị…

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 | Mới nhất Giáo án Lịch Sử 12

Từ ND đã trình bày của 2 HS hãy nhận xét và so sánh về các nội dung: của LCCT với CLCT

- Đường lối CLCM: ….

- Lực lượng (Động lực)CM:

- Lãnh đạo CM: …

- Mối quan hệ giữa CMĐD và TG: …

Từ đó rút ra những điểm hạn chế của LC 10/1930

GV Luận cương có hạn chế gì?

GV: Qua phân tích, em hãy nhận xét, đánh giá về Luận cương?

- GV chốt:

những hạn chế đó của LCCT được điều chỉnh dần trong quá trình CMVN sau này…

Chuyển mục

II. Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

1.

2.

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10- 1930).

- Tháng 10 – 1930 Hội nghị BCH. TW lâm thời ĐCSVN họp tại Hương Cảng (TQ)

* Nội dung hội nghị:

- Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.

- Cử BCH TW chính thức do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú khởi thảo.

* Nội dung Luận cương chính trị:

-

Đường lối CLCM: CMTSDQ ⇒ CM.XHCN.(Bỏ qua thời kỳ TBCN)

-

Nhiệm vụ CM: Đánh đổ phong kiến, ĐQ. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau

-

Lực lượng (Động lực) cách mạng: Công nhân và nông dân.

-

Lãnh đạo cách mạng: ĐCSĐD

- Mối quan hệ giữa CMĐD và CMTG.

* Hạn chế:

- Chưa thấy được mâu thuẩn của XH thuộc địa, chưa đề cao nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu, còn nặng đấu tranh giai cấp

- Đánh giá không đúng khả năng CM của các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân.

* Hoạt động 2: cả lớp

- GV: Qua tiến trình của phong trào 1930 - 1931 và đỉnh cao là XVNT mà chúng ta đã học ở tiết 1 bài này, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của PT?

- HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi.

GV nhận xét bổ sung và đưa trích đoạn "Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng, trực tiếp mà nói không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 -1931 trong đó công nông đã " vung ra nghị lực phi thường" của mình thì không thể có cao trào những năm 1936 - 1939".

- GV: chỉ ra hoặc cho HS nhớ lại trình bày những điểm bài học kinh nghiệm… sau đó chốt và kết thúc bài

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931:

* Ý nghĩa lịch sử:

- Trong nước:

+ PT khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

+ Hình thành khối liên minh công nông

- Đối với TG:

+ QTCS công nhận ĐCSĐD là 1 phân bộ h/động độc lập dưới sự l/đạo của QTCS.

→ Là cuộc tập dượt đầu tiên của quần chúng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám sau này.

* Bài học kinh nghiệm:

Về công tác: tư tưởng; phương pháp ĐT, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh...

Phần III. Không dạy

III- PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1932-1935.

1. Cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng CM

2. Đại Hội Đại Biểu lần thứ nhất của Đảng CSĐD (3-1935)

3. Hoạt động luyện tập

- Nắm được nguyên nhân bùng nổ của PTCM 1930-1931, các mức độ phát triển của phong trào.

- Xô Viết Nghệ Tĩnh: đỉnh cao đã làm được những gì? Nêu những việc làm của Xô Viết.

- Phong trào đấu tranh sôi nổi, quy mô lớn, hình thức đấu tranh quyết liệt, tính chất triệt để, lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân

- Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung hội nghị và luận cương 10/1930.

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

- Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ- Tĩnh.

- Trình bày đôi nét về phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong những năm 1930- 1931.

- Hãy nhận xét về phong trào cách mạng 1930 – 1931? (Về quy mô, mức độ, hình thức, lực lượng...)

- Vì sao XVNT là chính quyền của dân, do dân, vì dân?

- So sánh giữa Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc với Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú, từ đó rút ra nhận xét.

- Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, để lại những và bài học kinh nghiệm gì cho những giai đoạn sau?

- Vì sao phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là cuộc tập dượt chuẩn bị cho CMT8?

V. Hướng dẫn học sinh tự học

- Học bài cũ.

- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về Phong trào cách mạng 1930-1935. Đỉnh cao là XVNT

- - Chuẩn bị bài mới: Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939.

- Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào dân chủ 1936-1939

Duyệt của tổ chuyên môn

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác: