Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Đua ghe ngo - Chân trời sáng tạo


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Đua ghe ngo - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được với bạn những hình ảnh chính trong bức tranh, nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học:Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sửdụngcáckiếnthứcđãhọcứngdụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, tranh ảnh, video về một số hình ảnh ghe ngo, hội đua ghe ngo, hội vật,… Bảng phụ ghi đoạn từ Gần trưa … đến bứt phá về đích.

- HS: SGK, tranh ảnh đã sưu tầm được về lễ hội.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe những điều đã thấy được trong tranh.

- Gọi HS trả lời.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa

- Gv giới thiệu bài mới.

- HS hoạt động cặp đôi

- HS trả lời: Cảnh các đội đua ghe, có rất nhiều ghe trên sông.

- Theo dõi.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng(12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng toàn bài vui vẻ, hào hứng, thong thả, đoạn 3 đọc nhịp nhanh, vui.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- Theo dõi, hướng dẫn đọc từ ngữ khó: ghe ngo, đông nghịt, chỉ huy, bứt phá,…

- Gọi HS giải nghĩa từ.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

c. Luyện đọc đoạn

- GV hỏi bài được chia làm mấy đoạn?

- Luyện đọc câu dài:

- Gv treo bảng phụ: Theo nhịp lệnh của người chỉ huy,/ các thành viên đội đua/ đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo/ đưa ghe tiến về đích.// Tiếng cổ vũ,/ tiếng reo hò/ càng náo nhiệt/ mỗi khi có đội bứt phá về đích.//

- GV HD học sinh đọc câu dài.

- Gọi HS đọc

- Nhận xét, tuyên dương.

- Luyện đọc từng đoạn:

- Tổ chức cho HHS luyện đọc nhóm 4 trong 3 phút.

- Gọi 3 nhóm thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau cả bài.

- Gv nhận xét.

- Theo dõi.

- HS nối tiếp nhau đọc.

- HS đọc từ khó.

- HS giải nghĩa từ.

- Lắng nghe.

- 4 đoạn.

- Theo dõi.

- Lắng nghe

- 3 HS đọc.

- Lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm 4.

- 3 Nhóm thi đọc trước lớp.

- Lắng nghe

- 4 HS nối tiếp nhau đọc.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp

- Đọc thầm đoạn 1 :

+ Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?

- Đọc thầm đoạn 2 :

+ Tìm những chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo?

- Đọc thầm đoạn 3 :

+ Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua ?

- Đọc thầm đoạn 4 :

+ Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS nêu nội dung bài đọc

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc thầm

+ Vào rằm tháng mười âm lịch

+ Gần trưa bờ sông đông nghịt người.

+ Nghe tiếng còi của chỉ huy các thành viên trong đội đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích.

+ Tưng bừng mọi người đều vui vẻ, yêu mến lễ hội truyền thống, mong chờ gặp lại trong lễ hội năm sau.

- Lắng nghe.

- HS nêu: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (7 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp.

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.

- GV đọc mẫu 1 đoạn từ Gần trưa… đến bứt phá về đích.

- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn GV vừa đọctheo cặp đôi.

- GV tổ chức cho 1 số cặp thi đọc

-Gv nhận xét.

- HS nêu

- Lắng nghe.

- HS hoạt động cặp đôi

- 2 cặp thi đọc

- Theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- GV gọi 4 HS đọc bài trước lớp

- Gọi HS nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Chuẩn bị: Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: