Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. ( HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5). 

 - Kể được lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ.

2. Kỹ năng: 

- Bước đầu đọc đúng các  kiểu câu: câu kể, câu hỏi

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (đám trẻ, ông cụ).

- Đọc đúng và hiểu: sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt.....

- Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

3. Thái độ: Biết quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh. 

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị 

- Thể hiện sự cảm thông   

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- HS hát bài: Cháu yêu bà


- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.  

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.





c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:



- Luyện đọc các câu khó:





- GV yêu cầu HS đặt câu với từ mới.




d. Đọc toàn bài:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe




- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt)

- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- HS luyện đọc:

+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

+ Chắc là cụ ốm?

+ Hay cụ đánh mất cái gì?

- Đọc phần chú giải (cá nhân). 

+ Đặt câu với từ “nghẹn ngào


- 1 nhóm đọc  nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại toang bài


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. 

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài



- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 

+ Các bạn nhỏ đi đâu?

+  bạn nhỏ gặp ai trên đường về?

+ Các bạn quan tâm đến ông cụ ntn?

+ Theo em vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng  quan tâm tới  ông cụ nhiều như vậy?

+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

* Yêu cầu HS đọc câu 5.

+ YC HS suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện



+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

=> GV chốt ND: Sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài


- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)



+...đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ 

+...gặp một cụ già vẻ mệt mỏi ngồi ven đường.

+..băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán là ông cụ bị ốm,..

 +Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan/  Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh,



+ Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm viện,..

+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ

+ Ông cảm thấy lòng ấm lại,...


- Ví dụ:

+ Những đứa trẻ tốt bụng

+ Chia sẻ

+ Cảm ơn các cháu.   

- Con người phải biết quan tâm giúp đỡ nhau.


4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp


- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.







- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện  (người dẫn chuyện, ông cụ, các em nhỏ)

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu : 

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (M1, M2), kể lại được câu chuyện theo lời 1 bạn nhỏ (M3, M4).

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

- Câu hỏi gợi ý:


+ Kể theo lời của bạn nhỏ nào?

+ Khi nhập vai vào vai bạn nhỏ để kể lại câu chuyện em cần xưng hô như thế nào?

- Yêu cầu HS kể lại 1 đoạn của câu chuyện, bạn nào giỏi thì kể lại toàn bộ câu chuyện.

c. HS kể chuyện trong nhóm



d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Các bạn nhỏ đã quan tâm đến ông cụ bằng thái độ và việc làm như thế nào?

+ Em học được gì ở các bạn nhỏ từ câu chuyện này?

+ Chúng ta cần làm gì khi thấy người khác gặp phải những lo lắng, buồn phiền? 

+ Em đã từng làm gì khi thấy người khác gặp phải lo lắng, buồn phiền.

*GV chốt nội dung (như phần mục tiêu)

- Lắng nghe



- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.

- HS trả lời







- Nhóm trưởng điều khiển nhóm:

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- 2 HS (của 2 nhóm) thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Lớp nhận xét. Bình chọn nhóm và Hs kể tốt.



- HS trả lời 




- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài





- HS tự liên hệ bản thân và trả lời

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):


7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Thực hiện nội dung bài học.

- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.

- Tìm hiểu hoàn cảnh của các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của mình dành cho bạn.  

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: