Giáo án Tập làm văn: Kể về người hàng xóm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập làm văn: Kể về người hàng xóm mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).

-Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) (BT2)

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nói và viết. Nói và viết một cách tự nhiên, chân thành về người hàng xóm mà mình yêu mến.

3. Thái độ:   Yêu thương, quý mến và gắn bó với mọi người sống quanh mình.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong các mối quan hệ xã hội.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Bảng phụ ghi các gợi ý BT1

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Cho HS nghe bài hát: “Tình làng nghĩa xóm”


- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng 


- HS đứng lên nghe, vỗ tay theo nhịp và múa phụ họa những động tác đơn giản theo lời bài hát

- Nêu nội dung bài hát


- Mở SGK

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu: Kể được một cách đơn giản về người hàng xóm một cách tự nhiên, chân thành.

*Cách tiến hành: 

Bài 1: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể.

- Treo bảng lớp nội dung gợi ý:

+Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?

+ Người đó làm nghề gì?

+ Hình dáng, tính tình ntn? Tình cảm của gia đình em đối với họ? 

+Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em ra sao?

*GV giúp đỡ HS M1: Gợi ý cách trả lời cho hợp lý, diễn đạt rõ ý.


=> Câu hỏi chốt bài:

+ Em có yêu quý những người hàng xóm của mình không?

+ Em cần làm gì để thể hiện sự quý mến đó?

Bài 2: Viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu)

- GV quan sát

- Đánh giá – nhận xét 7 – 10 bài

- Nhận xét nhanh kết quả viết bài của HS. Tập trung nhận xét về nội dung và cách sử dụng dấu câu trong diễn đạt.



- Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp


- Đọc yêu cầu, suy nghĩ về người hàng xóm.

*Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm kể theo thứ tự sau:

- Cá nhân suy nghĩ để tìm câu trả lời cho các gợi ý.

- Luyện kể trong cặp (2 người kể cho nhau nghe)

- Luyện kể trong nhóm.

- Đại diện nhóm lên kể trước lớp.

- Lớp và GV nhận xét, sửa sai.

- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất 



- HS liên hệ, trả lời.




- Cá nhân - Cả lớp


- HS thực hành viết.





- 1 số em có bài làm tốt chia sẻ kết quả trước lớp.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) :





4. HĐ sáng tạo  (1 phút) :

- Về nhà xem lại bài. Những em chưa hoàn thành bài về nhà hoàn thành nốt. 

- Thực hiện lối sống đẹp, tôn trọng, yêu thương và quan tâm tới những người hàng xóm sống bên cạnh gia đình mình.

- Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về tình làng nghĩa xóm.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: