Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận mới, chuẩn nhất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4
2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 1.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép ở bài tập của tiết trước. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS đọc
- HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài tập1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại kết quả
Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV chú ý HS khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý đến sắc thái nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ tìm được. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV cho HS chia sẻ - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS chia sẻ: + Truyện út Vịnh nói điều gì ? + Điều nào trong “ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ” nói về bổn phận của trẻ em phải thương yêu em nhỏ? + Điều nào trong “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông ? - GV yêu cầu HS viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật út Vịnh. - GV nhận xét Bài tập 4: HĐ cá nhân -GV yêu cầu HS viết đoạn văn nói về vai trò trách nhiệm của thiếu nhi thực hiện theo 5 Điều Bác Hồ dạy - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bác giáo dục tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các cháu thiếu nhi. |
- HS đọc và nêu yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm, chia sẻ a) Quyền là những điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Quyền lợi, nhân quyền b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm. Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền
-Tìm từ đồng nghĩa với từ “ bổn phận ”
- HS làm bài, một số HS trình bày : - Từ đồng nghĩa với từ “bổn phận” là : nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự. - HS giải nghĩa các từ tìm được. - Cả lớp theo dõi - HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, so sánh với các điều luật trong bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. a. Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi. b. Lời Bác dạy đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - HS đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - Ca ngợi út Vịnh thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông và dũng cảm cứu em nhỏ. -… Điều 21 khoản 1.
- … Điều 21 khoản 2.
- HS viết đoạn văn. - HS nối tiếp trình bày đoạn văn. Nhận xét bài làm của bạn. HS viết đoạn văn và trình bày trước lớp - HS lắng nghe. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ đề Quyền và bổn phận. |
- HS đặt |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. Cả lớp nhớ lại kiến thức đã học về dấu gạch ngang để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau. |
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************