Giáo án Tập đọc: Đất nước mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập đọc: Đất nước mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc 1 đoạn trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - Ghi bảng |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: |
|
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ. - Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả. - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ. GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ. - GV cho HS đọc chú giải - HS đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài |
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ. - HS đọc chú giải - HS đọc theo cặp - HS theo dõi |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối). * Cách tiến hành: |
|
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
- Những từ ngữ nói lên điều đó?
2.Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.
3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? 4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
5. Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- GVKL nội dung bài thơ |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ kết quả - Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai. - Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới. - buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, .. - Gió thổi rừng tre phấp phới - Trời thu thay áo mới - Trong biếc nói cười thiết tha. - Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người. - Lòng tự hào về đất nước. + Trời xanh đây là của chúng ta + Núi rừng đây là của chúng ta - Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc: +Nước những người chưa bao giờ khuất - Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. - Học sinh đọc lại. |
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. * Cách tiến hành: |
|
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. - Giáo viên chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ. - Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng. |
- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc. - HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm - Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ. - Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ. |
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) |
|
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Học sinh tiếp tục học bài thơ. |
- HS nhắc lại - HS nghe - HS nghe và thực hiện |
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************