X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối mới, chuẩn nhất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

- GV: Bảng phụ, Tranh, ảnh hoặc vật thật

- HS : Sách + vở 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi


- HS mở vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

  - Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc. 

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài

- Tổ chức cho HS thảo luận

- Trình bày kết quả

+ Cây chuối trong bài được miêu tả theo trình tự nào?

+  Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?

+  Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+  Còn có thể quan sát cây bằng những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh?

+ Hình ảnh nhân hoá.

- Giáo viên nhấn mạnh Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ:

+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng.

+ Chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.

+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.








Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV lưu ý cho HS: chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả một bộ phận của cây: lá hoặc hoa, quả, rễ, thân.

- Yêu cầu HS giới thiệu về bộ phận của cây mình định tả.

- Muốn viết được đoạn văn hay cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật.

- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS khi tả, có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn

- GV cùng HS nhận xét, bổ sung


- 2 học sinh đọc nối tiếp nội dung bài 1.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện lên trình bày.

+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con  chuối to  cây chuối mẹ.

Còn có thể tả cây chuối theo trình tự tả từ bao quát đến chi tiết  từng bộ phận.

+ Cây chuối trong bài đ­ược tả theo ấn

t­ượng của thị giác (thấy hình dáng của cây, lá, hoa... ).

+ Để tả cây chuối ngoài việc quan sát bằng mắt, còn có thể quan sát cây chuối bằng xúc giác, thính giác (để tả tiếng khua của tàu chuối mỗi khi gió thổi ), vị giác (để tả vị chát của quả chuối xanh, vị ngọt của trái chuối chín), khứu giác (để tả mùi thơm của chuối chín....)

+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài nh­ư l­ưỡi mác đâm thẳng lên trời;

  Các tàu lá ngả ra mọi phía như­ những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như­ một mầm lửa non...

+ Nó là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ; cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người bi


- Đọc yêu cầu bài.

-  HS nối tiếp nhau giới thiệu 

- Phải có câu mở đoạn, kết đoạn, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để miêu tả.

- HS quan sát

- HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng nhóm

- HS làm bảng nhóm đọc bài làm 

- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Yêu cầu HS về nhà  hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở; chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết học tới.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: