Giáo án Toán lớp 1 Số 7 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán lớp 1 Số 7 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đếm, lập số, đọc, viết số 7.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 7.
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 7.
Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
- So sánh các số trong phạm vi 7.
- Phân tích, tổng hợp số.
2. Phẩm chất:
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù:
Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh đếm và hình thành số 7, dùng khối lập phươnglập ra đượccác sơ đồ tách – gộp 7.
Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: biết tìm thẻ số 7 trong bộ thực hành, biết đếm các khối lập phương, biết cách sử dụng các khối lập phương trong hoạt động lập sơ đồ tách – gộp 7.
Mô hình hóa toán học: lập được sơ đồ tách – gộp 7 từ khối lập phương để trình bày và diễn đạt nội dung, ý tưởng.
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên: 7 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 7.
Học sinh: 7 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút) Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. Giúp HS ôn lại phân tích, tổng hợp, cấu tạo số 6. Phương pháp – Hình thức: Trò chơi. Cách tiến hành: Giáo viên tổ chức trò chơi “Tạo nhóm”. Giáo viên nêu yêu cầu: Tạo nhóm – tạo nhóm + 6 bạn gồm 3 nam và còn lại là nữ. + 6 bạn gồm 1 nữ và còn lại là nam. + 6 bạn gồm 2 cao và còn lại là thấp. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu số 7 (8 phút) Mục tiêu: Đếm lập số, đọc, viết được số 7. Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 7. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, Giảng giải – minh họa, thực hành. Cách tiến hành: + Lập số GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu: + Có mấy que kem? + Có mấy chấm tròn? - GV nói: có 7 que kem, có 7 chấm tròn, ta có số 7. +Đọc viết, số 7 GV giới thiệu: số 7 được viết bởi chữ số 7 – đọc là “bảy”. GV hướng dẫn cách viết số 7. GV đọc số từ 1 đến 7 GV nhận xét, chốt và chuyển ý. Qua hoạt động 2: + Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. + Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. 3. Hoạt động 3: Thực hành đếm, lập số (8 phút) Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 7 Làm quen số thứ tự trong phạm vi 7 Nội dung thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số. - GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 7 cái và ngược lại. - GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ) + 1 HS vỗ tay. + 1 HS bật ngón tay. + 1 HS viết bảng con. + 1 HS xếp khối lập phương. + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài. GV quan sát, nhận xét, chuyển ý. Qua hoạt động 3: + Thông qua việc thực hành đếm, lập số, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học + Thông qua việc thực hành theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút) 4. Hoạt động 4: Tách - gộp số 7 (12 phút) (không dùng sách giáo khoa) Mục tiêu: Phân tích tổng hợp số. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập. - GV ra hiệu lệnh. - GV hệ thống lại, đặt 3 bảng con của 3 học sinh trên bảng lớp, tổ chức cho HS đọc sơ đồ. GV nhận xét, chốt ý. Qua hoạt động 4: + Thông qua việc thực hành tách – gộp mô hình khối lập phương, học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. + Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. 5. Hoạt động 5: Củng cố. (4 phút) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 7 những đồ vật có trong lớp. - GV hỏi: Sau cơn mưa các em sẽ thấy gì trên bầu trời? - GV hỏi: Cầu vồng có mấy màu? - GV giúp học sinh nói bảy màu cầu vồng. - GV hỏi tiếp: Vậy các em có biết cái gì luôn luôn có 7 ngoài cầu vồng có 7 màu? Các em hãy tìm giúp cô? Qua hoạt động 5: + Thông qua việc trình bày học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà tập thực hiện lại thao tác tách – gộp 7, ghi và đọc lại các sơ đồ theo thao tác. (thực hiện nhiều cách khác nhau). - Nói lại tên 7 màu sắc cầu vồng. - Chuẩn bị bài Số 7 (tiết 2) |
HS làm theo yêu cầu của GV. Dự kiến sản phẩm: các nhóm được tạo, thái độ tham gia của HS. Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, tạo nhóm nhanh, đúng yêu cầu. - HS đếm và trả lời + Có 7 que kem. + Có 7 chấm tròn. - HS lắng nghe. - HS nhận biết số 7 và đọc số theo dãy, cả lớp. - HS quan sát. - HS viết số 7 vào bảng con và đọc “Bảy”. - HS viết bảng con các số từ 1 đến 7. - HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết. Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 7; đọc, viết được số 7, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 7. Tiêu chí đánh giá:đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 7, viết số 7 đúng mẫu. - HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 7 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 40) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,…. Và ngược lại: bảy, sáu, năm … - HS lấy 7 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 7. - HS thực hành trong nhóm. Dự kiến sản phẩm:HS biết tìm thẻ số 7, bật ngón tay, viết số 7, xếp 7 khối lập phương. Tiêu chí đánh giá:tìm được thẻ số 7, viết số 7 đúng mẫu, xếp đúng 7 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 7, làm việc nhóm hiệu quả. - Lớp trưởng điều khiển. - Mỗi HS để 7 khối lập phương trên bàn. - HS tự tách 7 khối lập phương thành hai phần bất kì. (cá nhân). - HS viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ tách - gộp số trên bảng con. - HS trình bày (đưa bảng con, nói cấu tạo số 7. Ví dụ: 7 gồm 6 và 1, 7 gồm 5 và 2, ...) - HS đọc các sơ đồ tách - gộp 7 theo que chỉ và hướng dẫn của GV. (Mỗi sơ đồ đọc 4 cách) Ví dụ: + 7 gồm 1 và 6 + 7 gồm 6 và 1 + Gộp 1 và 6 được 7 + Gộp 6 và 1 được 7 - HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp. Dự kiến sản phẩm: : thao tác và trình bày được cách thực hiện tách – gộp 7. Tiêu chí đánh giá:thực hiện đúng thao tác tách – gộp, viết được sơ đồ và nói đúng nội dung sơ đồ tách – gộp 7. HS thi đua đếm những đồ vật có trong lớp từ 1 đến 7. (bàn, ghế, bạn nam, bạn nữ, …) HS trả lời: dạ thưa cô cầu vồng. HS trả lời: dạ thưa cô có 7 màu. HS nêu lại 7 màu cầu vồng. HS trả lời: 7 nốt nhạc, 7 chú lùn trong câu chuyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn. * Dự kiến sản phẩm: : đếm được những đồ vật trong lớp từ 1 đến 7, biết 7 màu cầu vồng. * Tiêu chí đánh giá:đếm to, rõ, biết liên hệ thực tế. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: