Giáo án Toán 12 Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
Giáo án Toán 12 Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0712000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trang bị cho học sinh cách giải một vài dạng bất phương trình mũ và lôgarit cơ bản.
- Làm quen với cách giải một số bất phương trình đơn giản, thường gặp.
- Vận dụng thành thạo các công thức đơn giản về mũ và lôgarit để giải bất phương trình.
- Biết đặt ẩn phụ, dùng các công thức biến đổi đưa các bất phương trình về các dạng quen thuộc đã biết cách giải
- Rèn các thao tác giải nhanh và chính xác bài tập trắc nghiệm.
2. Năng lực
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của bài.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kiến thức về: Khái niệm và các tính chất của luỹ thừa; khái niệm, các tính chất, quy tắc tính logarit, công thức đổi cơ số logarit; hàm số mũ và hàm số logarit.
- Bảng phụ, máy tính điện tử bỏ túi.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo nên tình huống cần thiết mà học sinh muốn biết cách giải bất phương trình mũ, bất phương trình logarit trên cơ sở đã giải tốt phương trình mũ, logarit.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết
H1. Nhắc lại tính đơn điệu của hàm mũ, lôgarit
H2. Các cách giải phương trình mũ, lôgarit. Nếu dấu bằng được thay bởi dấu “<, >, ...” thì việc giải có khác gì không?
c) Sản phẩm:
L1: Đồng biến khi a>1; nghịch biến khi 0<a<1
L2: Đưa về cùng cơ số; đặt ẩn phụ ....
Dự đoán: Chắc có chỗ khác nhưng không nhiều!
d) Tổ chức thực hiện:
*) Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi
*) Thực hiện: HS suy nghĩ độc lập
*) Báo cáo, thảo luận:
- Gv gọi lần lượt 2 HS, lên bảng trình bày câu trả lời của mình
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Dẫn dắt vào bài mới.
Đặt vấn đề vào bài: Một người gửi số tiền 500 triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu (người ta gọi đó là lãi kép). Để người đó lãnh được số tiền 1 tỉ đồng thì người đó cần gửi trong khoảng thời gian ít nhất bao nhiêu năm? (nếu trong khoảng thời gian này không rút tiền ra và lãi suất không thay đổi). Để làm rõ vấn đề này các em vào học bài: “BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGARÍT”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
A - Bất phương trình mũ
HOẠT ĐỘNG THÀNH PHẦN: Kiểm tra bài cũ
a) Mục tiêu:
Học sinh ôn tập lại cách giải phương trình mũ, từ đó áp dụng các phép biến đổi để giải bất phương trình mũ.
b) Nội dung
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Giải các phương trình sau: 1) . 2) 64x - 8x - 56 = 0. 3) 23x = 3. |
1) x2 - x - 2 = 0 2) 64x - 8x - 56 = 0 (8x)2 - 8x - 56 = 0 (1) Đặt t = 8x, t>0 (1) t2 - t - 56 = 0 t = 8 8x = 8 x = 1 3) 23x = 3 3x = log23 x = log23 |
c) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao |
Chia lớp 3 nhóm và cho HS 5 phút chuẩn bị |
Thực hiện |
Gọi 3 học sinh đại diện 3 nhóm sẽ lên trình bày lời giải |
Báo cáo thảo luận |
Học sinh trong nhóm sẽ bổ xung và các nhóm khác nhận xét |
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp |
GV tổng hợp lại và đánh giá bài làm, cho điểm |
1. Bất phương trình mũ
1.1. Hình thành khái niệm bất phương trình mũ
a. Mục tiêu: Học sinh nắm dạng của bất phương trình mũ cơ bản.
b. Nội dung
NỘI DUNG |
Sản phẩm |
1. Nêu dạng của phương trình mũ cơ bản. |
ax = b |
2. Nếu trong phương trình ax = b ta thay dấu "=" bởi dấu > thì mệnh đề đó có dạng như thế nào? |
ax > b |
3. Nếu trong phương trình ax = b ta thay dấu "=" bởi dấu < thì mệnh đề đó có dạng như thế nào? |
ax < b |
4. Nếu trong phương trình ax = b ta thay dấu "=" bởi dấu thì mệnh đề đó có dạng như thế nào? |
ax b |
5. Nếu trong phương trình ax = b ta thay dấu "=" bởi dấu thì mệnh đề đó có dạng như thế nào? |
ax b |
6. Khi đó các mệnh đề đó còn được gọi là gì? |
Các dạng đó còn được gọi là bất phương trình. |
c. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao |
Học sinh làm việc cá nhân giải quyết các câu hỏi |
Thực hiện |
Học sinh làm việc độc lập. |
Báo cáo thảo luận |
Giáo viên gọi học sinh đứng tại chỗ để trả lời câu hỏi. |
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp |
Giáo viên chuẩn hóa lại khái niệm bất phương trình mũ. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn