Giáo án Toán lớp 2 Số bị chia - Số chia -Thương - Chân trời sáng tạo


Giáo án Toán lớp 2 Số bị chia - Số chia -Thương - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

TUẦN 21

CHỦ ĐỀ 4. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA

SỐ BỊ CHIA, SỐ CHIA, THƯƠNG

TIẾT 1

1. Yêu cầu cần đạt:

­ Năng lực:

Năng lực chung:

- Mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học.

Năng lực đặc thù:

- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép chia.

- Phân biệt tên gọi các thành phần phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia.

­ Phẩm chất:

- Phẩm chất: Chăm học, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

2. Đồ dùng dạy học:

­ GV:

- SGK, hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

­ HS: SGK, vở ghi, bút viết,bảng con.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động, kết nối: (5 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”.

+ GV: Gió thổi, gió thổi!

+ GV: Thổi phép tính thích hợp của bài toán sau ra bảng con: Chia đều 10 viên bi cho 5 bạn. Mỗi bạn được mấy viên bi?

- Cả lớp chơi trò chơi “Gió thổi”.

+ HS: Thổi gì, thổi gì?

+ HS: Viết ra bảng con.

10 : 5 = 2

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài Số bị chia - Số chia -Thương.

- HS nghe và nhắc lại tựa.

2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)

Mục tiêu: HS nắm được tên gọi và các thành phần của phép chia và biết áp dụng để thực hành.

Cách tiến hành:

a. Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép chia:

- Viết lên bảng lớp phép nhân 10 : 5 = 2.

- Quan sát.

- Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép chia (nói và viết lên bảng như sgk).

Giáo án Toán lớp 2 Số bị chia - Số chia -Thương | Chân trời sáng tạo


- Quan sát, lắng nghe GV giới thiệu.

- Lần lượt chỉ vào số 10, 5, 2 yêu cầu HS nói tên các thành phần.

- Vài HS nói tên các thành phần: số bị chia, số chia, thương.

- Nói tên các thành phần: số bị chia, số chia, thương yêu cầu HS nói số và phép tính.

- Vài HS nói số và phép tính.

* Chốt ý và nhấn mạnh 10 : 5 cũng gọi là Thương.

- Lắng nghe.

b. Thực hành:

­ Bài 1:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép chia (theo mẫu).

- Thảo luận nhóm đôi.

- Sửa bài, đưa thêm một số phép chia khác:

40 : 5 = 8; 63 : 9 = 7

- Lắng nghe GV chữa bài, thực hiện phép chia GV đưa ra.

­ Bài 2:

- Yêu cầu HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép chia cần viết các phép chia đó ra bảng con.

- Tìm hiểu bài và nhận biết.

- Hướng dẫn mẫu: 30, 3 và 10 lần lượt là số bị chia, số chia và thương.

Phép chia tương ứng là: 30 : 3 = 10

- Quan sát, lắng nghe.

- Yêu cầu HS viết phép chia vào bảng phụ.

- Viết phép chia vào bảng phụ.

- Sửa bài, gọi HS chỉ vào phép tính chia đã viết và gọi tên các thành phần.

+ 18 : 2 = 9

◦ 18 là số bị chia, 2 là số chia, 9 là thương.

+ 24 : 6 = 4

◦ 24 là số bị chia, 6 là số chia, 4 là thương.

­ Trò chơi:

- Chuẩn bị các bảng con có viết sẵn như ví dụ trong SGK trang 22.

* Mỗi lần chơi: 6 bạn, mỗi bạn lấy một bảng con đã được viết sẵn rồi kết bạn.

- Lắng nghe GV giới thiệu luật chơi.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Tham gia trò chơi. Mỗi lần chơi, HS nhận biết: cùng một số, ở các vị trí khác nhau trong phép tính, sẽ có tên gọi khác nhau.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Vận dụng: (5 phút)

Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.

Cách tiến hành:

+ Hôm nay các em học bài gì?

+ Số bị chia - Số chia -Thương.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp gọn”.

- HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp gọn”.

- Chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng, một phép trừ, một phép nhân hoặc một phép chia. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.

◦ 10 + 2 = 12

◦ 10 - 2 = 8

◦ 2 x 10 = 20

◦ 10 : 2 = 5

- Nêu tên các thành phần.

◦ 10 và 2 là số hạng, 12 là tổng.

◦ 10 là số bị trừ, 2 là số trừ, 8 là hiệu.

◦ 2 và 10 là thừa số, 20 là tích.

◦ 10 là số bị chia, 2 là số chia, 5 là thương.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Bảng chia 2.

- HS lắng nghe.

- Nhận xét tiết học.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: