Giáo án Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 - Kết nối tri thức


Giáo án Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng,trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (ôn tập).

- Biết đặt tính rồi tính các phép tính các phép tính dạng 100 trừ đi một số hoặc có tổng là 100. Chẳng hạn: 100 – 84 ; 84 + 16 (bổ sung)

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhiều điểm nhất” để khởi động bài học.

- Chuẩn bị:

+ 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2 (có thể thay bằng cây vẽ trên bảng hoặc cây bằng bìa).

+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như

367 + 125

93 + 58

367 + 120

487 – 130

503 – 168

587 – 302

+ Phấn màu, nam châm.

+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.

- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó gắn bông hoa lên cây của đội mình bằng nam châm.

Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về tính nhẩm đặt tính rồi tính phép cộng và phép trừ.

+ Được làm quen dạng tính có tổng là 100 và dạng tính 100 trừ đi một số (Kiến thức bổ sung ).

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết được phép cộng, trừ với số tròn chục, tròn trăm.

a) 50 + 40    b) 500 +400

90 – 50     900 – 500

90 – 40     900 – 400

c) 80 + 20   d) 300 +700

100 – 80    1000 – 300

100 – 20    1000 – 700

- Câu a, b, c, d học sinh làm bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu học sinh tính được phép cộng, trừ dạng 84 + 16 ;100 – 37 (theo mẫu).

Giáo án Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 | Kết nối tri thức

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

48 + 52

75 + 25

100 – 26

100 – 45

Bài 3: Các nhóm thực hiện tương tự như bài 2.

a) 35 + 48

146 + 29

77 – 59

394 – 158

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

?

?

?

?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg. Hỏi:

a)Con trâu và con nghé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

b) Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki – lô – gam?

-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách nhẩm số

- Chẳng hạn: 500 + 400

Nhẩm: 5 trăm + 4 trăm = 9 trăm.

Vậy: 500 + 400 = 900

900 – 500

Nhẩm: 9 trăm - 5 trăm = 4 trăm.

900 - 500 = 400

- HS lần lượt làm bảng con.

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

Giáo án Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 | Kết nối tri thức

- HS làm vào vở.

Bài 3:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

Giáo án Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 | Kết nối tri thức

- HS làm vào vở.

Bài 4:

- HS tính được tổng khi biết số hạng của tổng.

- HS viết kết quả của phép tính cộng vào ô có dấu ? trong bảng.

Kết quả:

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

43

94

72

210

- Nhận xét bài làm của bạn

Bài 4:

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tích bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải:

a) Con trâu và con nghé cân nặng là:

650 + 150 = 800 (kg)

b) Con trâu nặng hơn con nghé là:

650 – 150 = 500 (kg)

Đáp số:a) 800 kg; b) 500 kg

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng làm bài toán.

+ Bài toán: Hà và An lập kế hoạch thu gom 200 vỏ chai nhưng mới thu gom được 130 vỏ chai. Hỏi Hà và An cần thu gom thêm bao nhiêu vỏ chai nữa để hoàn thành kế hoạch?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:

Bài giải

Hà và An cần thu gom thêm số vỏ chai là:

200 – 130 = 70 (vỏ chai)

Đáp số: 70 vỏ chai

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-->

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: