Giáo án Toán lớp 3 Tuần 17 năm 2023 (mới, chuẩn nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Tuần 17 năm 2023 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới nhất, bản word trình bày đẹp mắt, chuẩn kiến thức sẽ giúp Giáo viên soạn Giáo án Toán lớp 3 Tuần 17 dễ dàng hơn.
Giáo án Toán lớp 3 Tuần 17 năm 2023 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Toán 3 Kết nối Xem thử PPT Toán 3 Kết nối Xem thử Giáo án Toán 3 Chân trời Xem thử Giáo án Toán 3 Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Toán lớp 3 Tuần 17 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I
BÀI 42: ÔN TẬP BIỂU THỨC SỐ (2 TIẾT)
TIẾT 1. LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặc khôngcó dấu ngoặc.
- So sánh được giá trị của biểu thức số có phép cộng, trừ, nhản, chia với một số.
- Giải được bài toán có nội dung thực tế bằng hai phép tính trong phạm 1 000.
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy và lậpluận toán học cho HS.
- Qua giải bài toán thực tế sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + GV trình chiếu phép tính nhân, chia 92 : 4 45 : 2 64 × 4 36 × 5 + HS tính và đưa ra kết quả. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + HS ghi kết quả vào bảng con + HS nhận xét, chữa bài - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Nhận biết và tính được giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc. + So sánh được giá trị cùa biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia có liên quan tới số tròn chục với một số. + Giải được bài toán thực tế bằng hai phép tính cộng và nhân trong phạm 1 000. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức. GV cho HS nêu yêu cầu của bài. GV yêu cầu HS nêu cách làm bài 4HS chữa bài trước lớp. 47 + 36 – 50 = 83 – 50 = 33 731 – 680 + 19 = 51 + 19 = 70. 85 : 5 × 4 = 17 × 4 = 68 63 × 2 : 7 = 126 : 7 = 18 - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. - HS trao đổi cách tính trước lớp. - GV và HS nhận xét và bổ sung. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. a) 14× 6 – 29 = 84 – 29 = 55 b) 192 – 23 × 4 = 192 – 92 = 100 c) 96 : 8 + 78 = 12 + 78 = 90 d) 348 + 84 : 6 = 348 + 14 = 362 - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - GV cho HS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Phải làm phép tính gì? - GV và HS chữa bài cho HS - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. Những biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn hơn 80? - Gv nhắc lại cách làm bài: Tính giá trị của biểu thức xong, so sánh kết quả với 80. - HS nêu miệng kết quả trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 5. Đố em? ( Đâylà bài tập “nâng cao” dành cho HS khá, giỏi, do đó khòng yêu cầu tất cả HS làm bài này.) - GV yêu cầu HS tìm hiểu đề bài rồi suy nghĩ cách làm bài. - GV giải thích cho HS hiểu yêu cầu của bài: Thay dấu “?” bằng dấu phép tính “+” hoặc sao cho giá trị của biểu thức đó bằng 5. - GV nhận xét tuyên dương. |
- HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức (Thực hiện tính từ trước ra sau) - Cá nhân làm vào vở. - Nhóm đôi đổi vở, kiểm tra bài. -HS nhận xét bài của bạn - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức (Thực hiện tính nhân/ chia trước, cộng / trừ sau) - HS làm vào vở. - Nhóm đôi đổi vở, kiểm tra bài - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trả lời câu hỏi: + 1 bao gạo năng 30kg, 1 bao ngô 45kg + 3 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao nhiêu kg? + Thực hiện phép nhân và cộng HS làm bài vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm và trình bày trước lớp. HS đọc yêu cầu của bài HS nêu cách làm bài. HS tính và trao đổi kết quả nhóm đôi. Kết quả: Các biểu thức B, C, D có giá trị lớn hơn 80. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu kết quả 5 – 5 + 5 5 + 5 – 5 |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Thách đố” + GV chia lớp thành 2 đội. Có hai hiệp thi diễn ra. Hiệp 1: Một đội đưa ra ba biểu thức bất kì. Đội còn lại đưa ra cách tính giá trị biểu thức đó. Hiệp 2: Đổi lại vị trí đội ra đề và đội trả lời. Đội nào có nhiều kết quả đúng hơn và thời gian trả lời nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Xem thử Giáo án Toán 3 Kết nối Xem thử PPT Toán 3 Kết nối Xem thử Giáo án Toán 3 Chân trời Xem thử Giáo án Toán 3 Cánh diều
Lưu trữ: Giáo án Toán lớp 3 Tuần 1 (sách cũ)