Giáo án Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y = ax + b mới nhất
Giáo án Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y = ax + b mới nhất
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Nhận biết được đồ thị của hàm số số y = a.x + b (a ≠ 0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = a.x nếu b ≠ 0, hoặc trùng với đường thẳng y = a.x nếu b = 0.
- Vận dụng kiến thức đã học, giải các bài tập liên quan.
2. Kỹ năng
- Vẽ được đồ thị của hàm số số y = a.x + b bằng cách xác định 2 điểm thuộc đồ thị.
- Kĩ năng trình bày cẩn thận, rõ ràng. Tính toán chính xác.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm. SGK - SBT
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài. SGK - SBT
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
A - Hoạt động khởi động – 5 phút Hs1: Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là gì? Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax HS2: Làm ?1 HS: Đồ thị hàm số y = ax là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Cách vẽ: Ta xác định tọa độ điểm A bất kỳ thỏa mãn y A = axA. Đồ thị hàm số chính là đường thẳng OA. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B - Hoạt động hình thành kiến thức - 27 phút |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
*Mục tiêu: HS hiểu được dạng của đồ thị hàm số y = ax+b (a ≠ 0) và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b *Giao nhiệm vụ: Làm ?1, ?2 và rút ra các nhận xét Gv sử dụng phần bài làm của Hs2 ? Có nhận xét gì về 3 điểm A,B,C ? Em có nhận xét gì về vị trí của A’, B’, C’ so với vị trí của A, B, C trên mặt phẳng tọa độ ? Các tứ giác AA’B’B, BB’C’C là hình gì? Vì sao? ? Từ đó nhận xét quan hệ giữa AB và A’B’, BC và B’C’ Qua đó ta có nếu A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng (d) thì A’, B’, C’ cùng nằm trên đường thẳng nào? Cho HS làm tiếp ?2 Gv treo bảng phụ kẻ sẵn bảng ?2 |
HS quan sát suy nghĩ và trả lời. - 3 điểm A; B; C thẳng hàng vì có tọa độ thỏa mãn nên cùng nằm trên một đt. - Cùng hoành độ, tung độ mỗi điểm A’, B’, C’ lớn hơn 3 đơn vị với các điểm tương ứng A, B, C - Các tứ giác AA’B’B, BB’C’C là hình bình hành vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau. AB//A’B’, BC//B’C’ A’, B’, C’ cùng nằm trên đường thẳng (d’) song song với (d) HS cả lớp làm ?2 vào SGK của mình, 1hs lên bảng điền |
1. Đồ thị của hàm số y=ax+b ?1
Nhận xét: A; B; C cùng thuộc đường thẳng d thì A’; B’; C’ cùng thuộc đường thẳng d’ với d//d’ ?2 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
? Với mỗi giá trị x bất kì hãy nhận xét các giá trị tương ứng của của hàm số y = 2x và y = 2x + 3 như thế nào ? Có thể kết luận như thế nào về đồ thị của hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ? Từ đó GV nêu phần tổng quát -GV giới thiệu phần chú ý khi vẽ đồ thị hàm số y = ax + b - Gv ĐVĐ : Ta đã biết đồ thị hàm số y = ax + b là một đường thẳng vậy muốn vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ta làm như thế nào ? |
Với mỗi giá trị của x thì giá trị của hàm số y = 2x + 3 lớn hơn giá trị của hàm số y = 2x là 3 đơn vị Đồ thị của hàm số y = 2x + 3 là một đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 HS đọc phần tổng quát SGK/50 HS nhắc lại phần chú ý SGK/50 |
Tổng quát: SGK Chú ý: Đồ thị hàm số y = ax + b(a ≠ 0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b; b gọi là tung độ gốc của đường thẳng |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
*Hoạt động cá nhân ?3 ? Để vẽ được một đường thẳng cần biết ít nhất mấy điểm thuộc đường thẳng đó GV: Vậy để vẽ được đồ thị hàm số y = ax + b cần xác định hai điểm thuộc vào đồ thị của hàm số đó ? Nếu b = 0 thì đồ thị hàm số y = ax vẽ như thế nào? ? Khi b ≠ 0; a ≠ 0 đồ thị hàm số y = ax + b được vẽ như thế nào Gv chốt kiến thức chuẩn qua bảng phụ C. HĐ Luyện tập – Vận dụng 10 phút Củng cố bằng ?3/51 GV nhận xét và sửa sai và nêu tóm tắt cách vẽ đò thị của 2 hàm số này. Thông qua đồ thị của hai hàm số GV nêu nhận xét đồ thị hàm số y = ax + b |
Để vẽ được một đường thẳng cần biết ít nhất hai điểm thuộc đường thẳng đó -Nếu b = 0 thì đồ thị hàm số y = ax đi qua điểm O(0;0) và A(1;a) Hs thảo luận đưa ra các ý kiến - Hs đọc 2 bước vẽ đồ thị hàm số y = ax + b - sgk/ 51 -------------------------------- - 2hs lên bảng thực hiện Hs nghe hiểu, ghi nhớ kiến thức Nhận xét: - Khi a > 0 hàm số y = ax + b đồng biến trên R; từ trái sang phải đt y = ax + b đi lên - Khi a < 0 hàm số NB trên R: từ trái sang phải đt y = ax + b đi xuống |
2. Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) SGK/50,51
?3 a/ Vẽ đồ thị hàm số y = 2x - 3 Cho x = 0 y = -3 Ta có A(0;-3) Cho y = 0 => x = 3/2 ta có: Đồ thị h/s là đường thẳng đi qua 2 điểm A;B b) y = -2x - 3 x = 0 => y = 3 . Điểm C(0;3) y = 0 => x = 3/2. Điểm . Đồ thị hs là đường thẳng đi qua 2 điểm C; D |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D - Hoạt động tìm tòi, mở rộng – 3 phút - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài tập về nhà: 15,16,17/51 SGK -14,15,16,17/58,59 SBT. Hướng dẫn bài 15b: Đồ thị của bốn hàm số đó có hai đường thẳng nào song song với nhau? ( và , và ). Vậy thì ta có các đoạn thẳng nào song song với nhau? (AB//OC, AO//BC) Vậy tứ giác OABC là hình gì? Vì sao? (OABC là hình bình hành vì có các cạnh đối song song) |