Giáo án Toán 9 Bài 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế mới nhất
Giáo án Toán 9 Bài 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế mới nhất
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Phát biểu được quy tắc thế, xác định được các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
- Vận dụng được kiến thức để giải một số hệ phương trình bằng phương pháp thế.
2. Kỹ năng
- Biết cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
- Rèn kĩ năng giải hệ, kĩ năng tính toán, kĩ năng biến đổi tương đương.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
- Gv : Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu.
- Hs : Thước thẳng, ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ dạy)
3.Bài mới
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
A - Kiểm tra bài cũ và khởi động – 3p Mục tiêu: Hs biết nghiệm của hệ phương trình PP: Nêu vấn đề, vấn đáp |
||
1, Đoán nhận nghiệm của hệ pt sau và giải thích vì sao?
? (-13; -5) có phải là nghiệm của hệ phương trình trên không? GV đặt vấn đề vào bài Gv: Để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn ta có phương pháp giải nào? Ta nghiên cứu bài học mới |
||
B - Hình thành kiến thức – 12p *Mục tiêu: Hs nắm được thế nào là quy tắc thế để giải hệ phương trình - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. *Giao nhiệm vụ: Thực hiện ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3; ?1 |
||
*Hình thức hoạt động: Hđ cá nhân , hđ nhóm *Tiến hành hoạt động: (Hoạt động cá nhân) Gv hướng dẫn hs từng bước: ? Hãy rút ẩn x từ pt thứ nhất của hệ ta được pt nào? ? Thế biểu thức của ẩn vừa rút vào pt thứ hai của hệ ta được pt nào? Có thể giải được pt đó không? ? Đã biết 1 giá trị của y làm thế nào để tìm được x Vậy nghiệm của hệ là bao nhiêu? Gv giới thiệu: Phương pháp giải hệ pt như trên gọi là phương pháp thế. (treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc) Gv treo bảng phụ cách trình bày bài giải ví dụ 1 vừa làm ở trên và giới thiệu lại quy tắc ? Hãy nhắc lại các bước giải hệ pt bằng phương pháp thế ? ở bước 1 ta cũng có thể biểu diễn y theo x. em nào có thể giải được |
Ta được x = 3y + 2 v(3) -6y - 4 + 5y = 1 <=> y = -5 Thế giá trị của y vào (3) ta được: x = 3.(-5) + 2 = -13 Vậy nghiệm của hệ là (-5; -13) Hs đọc hiểu quy tắc Hs nhắc lại Hs biểu diễn y theo x |
1. Quy tắc thế: (sgk/13) Ví dụ 1: Giải hệ phương trình
Giải - Biểu diễn x theo y từ phương trình thứ nhất ta có:
- Thế x=3y+2 vào pt kia ta có:
Vậy hệ (I) có một nghiệm duy nhất: (-13;-5) |
C. Luyện tập – 20p Mục tiêu: biến đổi tương đương hệ phương trình và tìm được nghiệm của hệ phương trình. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm. |
||
Cho HS đọc ví dụ 2 trong 3 phút HS hoạt động nhóm ?1 GV đưa bài giải mẫu lên bảng phụ. GV kiểm tra bài làm của các nhóm và nhận xét gv nêu chú ý. gv treo bảng phụ ghi vd 3 Cho hs làm ?2 vào phiếu học tập. Gv kiểm tra việc thực hiện của hs trên phiếu học tập Gv chuẩn bị bảng phụ minh họa ?2 Cho hs làm ?3 Gv gọi hs nhận xét bài làm của bạn. Gv nhận xét bài làm và giải thích lại vì sao hệ (IV) vô nghiệm gv: Giải hệ bằng phương pháp thế hay bằng minh họa hình học đều cho ta một kết quả duy nhất |
HS đọc ví dụ 2 trong 3 phút HS hoạt động nhóm Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét của nhau HS đọc hiểu ví dụ 3 HS Làm bài ?2, vào phiếu học tập Một HS đứng tại chỗ giải thích. ( hai đường thẳng trùng nhau) Hai HS lên bảng thực hiện (1 HS minh họa, 1 hs giải) HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn HS đọc Tóm tắt cách giải SGK |
2. Áp dụng Ví dụ 2: SGK/14
Vâỵ hệ có nghiệm duy nhất là (7;5) Chú ý: Xem SGK/14 Ví dụ 3: Xem SGK/14 ?3
Ta thấy phương trình (*) vô nghiệm Vậy hệ đó vô nghiệm. Minh họa bằng hình học:
Tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế: SGK/15 |
C - Hoạt động Vận dụng – 7p - Mục tiêu: HS vận dụng thành thạo quy tắc thế để giải hệ hai phương tình bậc nhất hai ẩn. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. |
||
*Mục tiêu: Hs biết vận dụng quy tắc thế vào giải hệ phương trình *Giao nhiệm vụ: Làm bài tập 12(SGK) *Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm (Mỗi nhóm làm 1 câu) *Tiến hành hoạt động: a) b) c) -Gv yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau và tổng hợp , chốt lại vấn đề |
||
E – Tìm tòi, mở rộng (1p) - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. |
||
+ Về nhà xem lại lý thuyết, làm các bài tập SGK + Xem lại bài học, học thuộc khái niệm, nắm chắc cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Làm bài tập ,13,14 , 15 sgk trang 15 chuẩn bị tiết sau : Luyện tập. |